Đại gia tuần qua: Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “chống lưng” cho các khoản vay của VinFast

Sự kiện: Kinh Doanh

Theo đó các khoản phát hành trái phiếu, khoản vay/tín dụng của VinFast thực hiện trong giai đoạn 2019 - 2020 sẽ được công ty mẹ Vingroup bảo lãnh.

Vingroup bảo lãnh phát hành trái phiếu và các khoản vay cho VinFast

Tập đoàn Vingroup (Mã: VIC) vừa công bố thông tin trở thành đơn vị bảo lãnh thanh toán cho các nghĩa vụ của Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast liên quan đến việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, các khoản vay/khoản tín dụng trong và ngoài nước mà công ty VinFast dự kiến thực hiện trong năm 2019 - 2020, tổng hạn mức không vượt quá 30.000 tỉ đồng. 

Trước đó Vingroup cũng đã thông báo bảo lãnh đối đa 5.000 tỉ đồng trái phiếu VinFast phát hành trong năm 2019.

Trước đó Vingroup cũng đã thông báo bảo lãnh đối đa 5.000 tỉ đồng trái phiếu VinFast phát hành trong năm 2019.

Thông tin trên diễn ra trong hoàn cảnh VinFast đang ra thông báo phát hành hàng chục trái phiếu riêng lẻ có kỳ hạn 3 năm. 

Theo tìm hiểu, từ ngày 11/11 đến ngày 19/11, VinFast thông báo phát hành tổng cộng 32 loại trái phiếu, trong đó 3 loại trái phiếu huy động nhiều nhất 475 tỉ đồng. Các trái phiếu còn lại đều huy động 95 tỉ đồng. Tổng giá trị huy động trái phiếu mà VinFast công bố trong đợt này lên tới 4.180 tỉ đồng. 

Được biết, trước đó Vingroup cũng đã thông báo bảo lãnh đối đa 5.000 tỉ đồng trái phiếu VinFast phát hành trong năm 2019. Hay hồi tháng 10/2018, VinFast cũng từng được Euler Hermes (Cơ quan Tín dụng xuất khẩu thuộc chính phủ Đức) bảo lãnh khoản vay 950 triệu USD, kỳ hạn 12 năm nhằm nhập khẩu máy móc thiết bị, phục vụ sản xuất.

AquaOne cầm cố cổ phiếu Công ty CP Nước mặt Sông Đuống huy động vốn

AquaOne - cổ đông lớn nhất Công ty CP Nước mặt Sông Đuống đã tăng cường vay nợ cùng thời điểm góp vốn vào nhà máy Sông Đuống. 

Cụ thể, tại thời điểm cuối năm 2017, khi nhà máy Sông Đuống khởi công được 9 tháng, nợ vay ngắn hạn của AquaOne ở mức 268 tỉ đồng, trong khi nợ vay dài hạn 587 tỉ đồng, tăng 65% so với năm trước đó. 

Điều này có thể được hình dung rằng việc đầu tư góp vốn vào dự án nhà máy nước mặt Sông Đuống của Shark Liên rất có thể đã được tài trợ bằng vốn vay ngay từ đầu. 

Công ty của Shark Liên cũng đã đem 20 triệu cổ phiếu Nước mặt Sông Đuống làm tài sản đảm bảo tại CTCP Quản lý Quĩ Sài Gòn.

Công ty của Shark Liên cũng đã đem 20 triệu cổ phiếu Nước mặt Sông Đuống làm tài sản đảm bảo tại CTCP Quản lý Quĩ Sài Gòn.

Và để có được các khoản vay, AquaOne của Shark Liên đem cổ phần tại nhiều doanh nghiệp nước sạch trong hệ sinh thái làm tài sản đảm bảo. 

Dữ liệu từ Bộ Tư Pháp cho thấy, để có được khoản vay 590 tỉ đồng đồng từ Ngân hàng TNHH Indovina - chi nhánh Thiên Long, công ty AquaOne đã dùng 20,9 triệu cổ phiếu CTCP Nước mặt Sông Đuống làm tài sản đảm bảo (tương ứng 20,9% vốn điều lệ). 

Đồng thời, công ty của Shark Liên cũng đã đem 20 triệu cổ phiếu Nước mặt Sông Đuống làm tài sản đảm bảo tại CTCP Quản lý Quĩ Sài Gòn (Sài Gòn Capital - nay đổi tên thành CTCP Quản lý quĩ VPS). 

Như vậy 40,9 triệu cổ phiếu trên 51 triệu cổ phiếu Nước mặt Sông Đuống do AquaOne sở hữu đã được đem làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay. 

Chưa dừng lại ở đó, AquaOne cũng đem 16,64 triệu cổ phiếu CTCP Nước AquaOne Hậu Giang, tương đương 32% vốn cổ phần làm tài sản đảm bảo tại VIAC (No.1) Limited Partnership. Đem 14,7 triệu cổ phần và 8,26 triệu cổ phần CTCP Cấp thoát nước Phú Yên (Mã: PWS) làm tài sản đảm bảo tại CTCP Chứng khoán VPS và Ngân hàng TMCP Indovina - chi nhánh Thiên Long…

FLCHomes: Không cổ đông nào yêu cầu công ty hoàn tiền mua cổ phần phát hành thêm năm 2017

Theo tin từ CTCP Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất động sản FLCHomes, toàn bộ cổ đông mua cổ phần từ đợt phát hành thêm cách đây hai năm để tăng vốn điều lệ của công ty Cemaco đều không yêu cầu công ty FLC Homes hoàn trả số tiền đã thanh toán mua cổ phần này.

Cụ thể, vào ngày 20/11/2017, Cemaco (tên đầy đủ là Công ty cổ phần Hóa chất và Vật tư Khoa học kỹ thuật) đã phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn từ 18,11065 tỉ đồng lên 1.200 tỉ đồng, nhưng không nộp hồ sơ đăng kí chào bán chứng khoán ra công chúng cho Ủy ban Chứng khoán.

Cemaco sau này đã đổi tên thành Công ty cổ phần Thương mại Quốc tế (Biscem) và một thời gian sau đó được FLCHomes nhận sáp nhập.

Vì hành vi phát sinh từ trước khi bị sáp nhập nói trên của Cemaco, FLCHomes đã bị Ủy ban Chứng khoán yêu cầu phải thu hồi số cổ phần đã phát hành thêm cách đây hai năm, đồng thời trả lại tiền cho nhà đầu tư đã mua số cổ phần đó.

Tuy nhiên, đến cuối ngày 19/11, FLC Homes cho biết đã nhận được đầy đủ văn bản thông báo của toàn bộ cổ đông sở hữu cổ phần từ đợt phát hành thêm nói trên về việc các cổ đông này không yêu cầu FLC Homes hoàn trả số tiền đã thanh toán mua số cổ phần này.

Vì vậy, FLC Homes khẳng định mình đã hoàn tất việc khắc phục hậu quả từ hành vi trong quá khứ của Cemaco, theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán.

Doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo nhận giải APAC CEO of the Year

Mới đây, tại Lễ trao Giải thưởng “Top 100 ngành hàng không 2019” (Aviation 100 Awards 2019) thường niên lần thứ 6 tại Hồng Kông, Tổng giám đốc Vietjet, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, đã được cộng đồng hàng không thế giới bình chọn là CEO của năm 2019 khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC CEO of the Year).

Là một trong những giải thưởng danh giá của thế giới dựa trên các cuộc khảo sát hoàn toàn độc lập và khách quan trong ngành hàng không, danh hiệu “CEO của năm 2019” được trao tặng cho Tổng giám đốc Vietjet ghi nhận những cống hiến của lãnh đạo hãng cũng như sự đóng góp tích cực của Vietjet vào sự phát triển của ngành hàng không khu vực và thế giới.

Tổng giám đốc Vietjet là một trong số ít những nhà lãnh đạo nữ của ngàng hàng không thế giới được vinh danh với những thành tựu và giải thưởng.

Giải thưởng Aviation 100 Awards được tổ chức thường niên nhằm ghi nhận những cá nhân và công ty xuất sắc trong ngành hàng không vũ trụ và tài chính thế giới.

Tập đoàn Sơn Hà thay Phó Tổng Giám đốc phụ trách Tài chính - Đầu tư

Tập đoàn Quốc tế Sơn Hà mới đây đã có quyết định bổ nhiệm ông Nhữ Văn Hoan vào vị trí Phó Tổng Giám đốc Tài chính thay cho bà Trần Kim Dung. Đây là một quyết định khá bất ngờ và nhận được nhiều sự quan tâm của giới tài chính, không chỉ bởi bà Trần Kim Dung là vợ ông Lê Vĩnh Sơn mà còn bởi ông Nhữ Văn Hoan là một chuyên gia, một nhà quản lý dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, đầu tư.

Trước đó. bà Trần Kim Dung với vai trò vừa là thành viên Hội đồng quản trị vừa là Phó Tổng Giám đốc phụ trách về tài chính. Sau khi bổ nhiệm ông Hoan, bà Dung sẽ lui về lo điều hành định hướng chung trên Hội đồng quản trị.

Lãnh đạo tập đoàn này khẳng định, việc bổ nhiệm nhân sự nhằm giúp tách biệt vai trò của Ban Điều hành và Hội đồng quản trị. Từ đó, việc điều hành sẽ rõ ràng và minh bạch, Ban điều hành họ cũng không bị vướng mắc, khó khăn.

Nguồn: [Link nguồn]

Đại gia tuần qua: Đại học VinUni của tỷ phú Phạm Nhật Vượng hé lộ mức học phí khủng

Đại học VinUni của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa hé lộ mức học phí “khủng“ tại ngôi trường này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN