Đại gia tuần qua: Tỷ phú Phạm Nhật Vượng “tăng tốc” huy động vốn cho VinFast

Sự kiện: Kinh Doanh

Năm 2019, ông Phạm Nhật Vượng đang dồn tổng lực để phát triển mảng công nghiệp, cụ thể là mảng ô tô xe máy của VinFast.

VinFast phát hành hơn 2.000 tỉ đồng trái phiếu trong 4 ngày

Theo công bố thông tin tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast đã phát hành 14 đợt trái phiếu trong 4 ngày từ 26 đến 29/11 vừa qua. Mỗi đợt phát hành thường có tổng giá trị theo mệnh giá là 95 tỉ đồng, cá biệt hai đợt có giá trị theo mệnh giá là 475 tỉ đồng mỗi đợt.

Tổng giá trị phát hành của 14 đợt trái phiếu trên là 2.090 tỉ đồng. Tất cả trái phiếu đều có cùng kì hạn 36 tháng, thanh toán lãi định kì ba tháng mỗi lần, tiền gốc được trả một lần vào cuối kì.

Toàn bộ nghĩa vụ thanh toán của VinFast được bảo đảm bằng bảo lãnh thanh toán của Tập đoàn Vingroup.

Toàn bộ nghĩa vụ thanh toán của VinFast được bảo đảm bằng bảo lãnh thanh toán của Tập đoàn Vingroup.

Lãi suất áp dụng cho 4 kì tính lãi đầu tiên tối đa 10% mỗi năm, lãi suất áp dụng cho mỗi kì tính lãi tiếp theo bằng lãi suất tham chiếu cộng biên độ tối đa 4%/năm. Trong đó, lãi suất tham chiếu bằng trung bình cộng lãi suất tiền gửi tiết kiệm áp dụng cho khách hàng cá nhân kì hạn 12 tháng bằng đồng Việt Nam của 4 ngân hàng: BIDV, VietinBank, Vietcombank và Techcombank.

Khi trái phiếu chưa được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán, VinFast có thể mua lại sau 12 tháng kể từ ngày phát hành, trái chủ có quyền chấp thuận hoặc từ chối bán lại. Tất cả người mua 14 lô trái phiếu kể trên đều là "tổ chức trong nước", không rõ số lượng và danh tính cụ thể.

Toàn bộ nghĩa vụ thanh toán của VinFast được bảo đảm bằng bảo lãnh thanh toán của Tập đoàn Vingroup. Vingroup công ty mẹ sở hữu 51% vốn của VinFast, Chủ tịch Vingroup, tỉ phú Phạm Nhật Vượng sở hữu 49% vốn còn lại.

Tổng giám đốc Nguyễn Đức Vinh cùng 12 nhân sự cấp cao đã mua gần 17 triệu cổ phiếu VPBank

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank – Mã: VPB) thông báo kết quả giao dịch cổ phiếu của người nội bộ từ 4/12 - 9/12.

Cụ thể, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng Giám đốc ngân hàng đã mua hơn 15,4 triệu cp, nâng tỉ lệ sở hữu lên 1,24%. Số tiền ước tính mà vị CEO này phải bỏ ra để mua vào toàn bộ số cổ phiếu ESOP của mình là khoảng 154 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, 12 nhân sự cấp cao thuộc Ban Tổng Giám đốc, Ban Kiểm soát của VPBank đã mua vào tổng cộng gần 1,57 triệu cp VPB.

Trước đó, Hội đồng quản trị VPBank đã thông qua phương án chào bán 31 triệu cổ phiếu quĩ, tương đương 1,288% số cổ phiếu đang lưu hành cho cán bộ nhân viên với giá 10.000 đồng/cp, tương ứng giá trị 310 tỉ đồng.

Lượng cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng ba năm và được giải tỏa dần theo tỉ lệ: 30% số cổ phần đầu tiên được giải tỏa sau một năm; 35% tiếp theo được giải tỏa sau hai năm và 35% cổ phần cuối cùng được giải tỏa sau ba năm.

Trong trường hợp, cán bộ nhân viên được lựa chọn không mua hết lượng cổ phần chào bán thì toàn bộ số cổ phần còn lại sẽ được hội đồng quản trị quyết định phân phối cho các nhân viên khác với giá không thấp hơn 10.000 đồng/cp hoặc quyết định hủy số lượng phát hành dư này, chỉ ghi nhận số lượng đăng kí mua thực tế.

Hiện giá cổ phiếu VPB đang dao động quanh mức 19.500 đồng/cp, giảm 6% trong ba tháng qua.

Shark Phạm Thanh Hưng rót 12 triệu USD vào nhà máy sản xuất phụ kiện SADO

Ngày 12/12, tại TP HCM, SADO Germany Window đã kí kết hợp tác với các đối tác, đại lí quốc tế và trong nước, đặc biệt là gọi vốn thành công 12 triệu USD để xây dựng nhà máy phụ kiện từ "shark" Phạm Thành Hưng.

SADO Germany Window (thành viên SADO Group) là thương hiệu sản phẩm nhôm kính, sản xuất các loại kính cường lực, kính dán keo an toàn, kính cách âm, cách nhiệt, kính in màu, trang trí nội, ngoại thất. Thành lập từ năm 2010, SADO Group đầu tư 2.000 tỉ đồng để xây dựng hai nhà máy nhôm và kính.

Trước đây, SADO chủ yếu tập trung vào việc cung cấp các dự án chất lượng cao nhưng để mang đến những sản phẩm nhôm và kính chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng, SADO bắt đầu mở rộng mạng lưới các nhà phân phối và đại lí. 

Bước đầu tiên trong việc phát triển hệ thống phân phối là cam kết với các đại lí độc quyền tại các tỉnh như TP HCM, Bến Tre, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Đà Nẵng, Quảng Bình và hệ thống mạng lưới phân phối tại Thái Lan.

Petroland thay một loạt nhân sự cấp cao

Petroland vừa công bố danh sách nhân sự miễn nhiệm và bổ nhiệm vào các vị trí chủ chốt.

Theo đó, danh sách miễn nhiệm bao gồm: Ông Bùi Minh Chính (Thành viên HĐQT), Đinh Việt Thanh (Thành viên HĐQT), Nguyễn Long (Thành viên HĐQT, Giám đốc, người đại diện theo pháp luật), Nguyễn Văn Hạnh (Thành viên HĐQT độc lập), Nguyễn Quang Hưng (Thành viên HĐQT độc lập) và Đinh Tiến Quyết (Thành viên Ban kiểm soát).

Thay vào đó, ông Nguyễn Trung Trí được bầu làm Chủ tịch HĐQT Petroland nhiệm kì 2017-2021. Hiện nay, ông Trí là Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Ban điều hành các dự án của PVC tại phía Nam, thuộc Petroland.

Đồng thời, ông Trí cũng là người đại diện cho 15% vốn góp của Tổng CTCP Xây lắp dầu khí Việt Nam.

Các thành viên HĐQT vừa được bổ nhiệm còn lại bao gồm: Nguyễn Quang Hưng (kiêm Người đại diện theo pháp luật), Đoàn Văn Trắc, Hà Quang Ấn (Thành viên HĐQT độc lập), Trần Ngọc Lâm (Thành viên HĐQT độc lập). Bà Phạm Thị Lan Hương được bầu làm thành viên Ban kiểm soát.

Liên quan nhân sự cấp cao Petroland, đầu tháng 10, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cũng đã ra các quyết định khởi tố bị can. Theo đó, sau khi được Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, ngày 1/10/2019, Cơ quan An ninh điều tra đã tống đạt và thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét đối với bị can Bùi Minh Chính - Giám đốc Petroland theo đúng qui định của pháp luật.

Theo thông tin từ Bộ Công an, qua quá trình xác minh về những sai phạm xảy ra tại Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng và đô thị dầu khí (Petroland) theo kiến nghị Khởi tố của Cục An ninh kinh tế Bộ Công an, căn cứ kết quả điều tra và tài liệu chứng cứ thu thập được, Cơ quan An ninh điều tra đã ra Quyết định Khởi tố vụ án hình sự "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Petroland.

Kết quả điều tra bước đầu xác định, với tư cách là Giám đốc Công ty Petroland, Bùi Minh Chính đã kí hợp đồng, duyệt thanh toán nhiều hợp đồng môi giới bất động sản, dịch vụ tư vấn nhà đất và kí hợp đồng bán bất động sản của Petroland trái qui định của pháp luật, gây thiệt hại cho Petroland gần 100 tỉ đồng.

Tỷ phú ngành sữa Mai Kiểu Liên chính thức khởi động chiến dịch tái cấu trúc Sữa Mộc Châu

Ngày 16/12 tới đây, CTCP GTNfoods (Mã: GTN) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2019 để thông qua các nội dung liên quan đến hoạt động tái cơ cấu công ty.

Theo đề nghị của cổ đông lớn là CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk - Mã: VNM), GTNfoods trình cổ đông cho phép Vinamilk nhận chuyển nhượng cổ phần phổ thông của GTNfoods để có thể đạt tỉ lệ sở hữu 75% mà không cần làm thủ tục chào mua công khai theo quy định của pháp luật hiện hành.

Vinamilk thể hiện mong muốn nhanh chóng kiểm soát quyền điều hành GTNfoods.

Vinamilk thể hiện mong muốn nhanh chóng kiểm soát quyền điều hành GTNfoods.

Đề xuất của Vinamilk thể hiện mong muốn nhanh chóng kiểm soát quyền điều hành GTNfoods để thực hiện các bước tái cấu trúc công ty tiếp theo. Hiện Vinamilk sở hữu 43,17% vốn cổ phần của GTNfoods và đã thông qua việc mua thêm cổ phiếu GTN để nâng tỉ lệ sở hữu lên 75% tại công ty sở hữu thương hiệu sữa Mộc Châu.

Tại cuộc họp này, GTNfoods cũng dự kiến trình cổ đông xem xét thông qua việc sửa đổi, bổ sung điều lệ để phù hợp với tình hình hoạt động của công ty.  

Cụ thể, GTNfoods sẽ bổ sung thêm các ngành nghề kinh doanh sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng với các sản phẩm nước giải khát và sữa đậu nành. Đồng thời, công ty cũng sẽ kinh doanh các loại chè, hàng công nghiệp thực phẩm và hàng tiêu dùng.

Bên cạnh đó, GTNfoods cũng đề xuất cổ đông thông qua phương án thoái vốn tại ba công ty con để phục vụ cho việc tái cấu trúc, bao gồm CTCP Nông nghiệp GTN (GTNFarm), CTCP Đầu tư và Khai thác Khoáng sản GTNfoods và Công ty TNHH Hàng tiêu dùng GTNfoods với mức giá chuyển nhượng lần lượt 490,5 tỉ đồng, 235,5 tỉ đồng và 8 tỉ đồng.

Nguồn: [Link nguồn]

Sau thương vụ bom tấn, đại gia Masan không còn là tỷ phú USD

Lý do ông Nguyễn Đăng Quang bị loại khỏi danh sách tỷ phú của Forbes có thể bắt nguồn từ việc giá cổ phiếu Masan giảm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN