Đại gia tuần qua: Ông trùm ô tô Việt đã bán được bao nhiêu ô tô ra nước ngoài?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Năm 2020, Thaco của ông Trần Bá Dương đã xuất khẩu tổng cộng 1.407 ô tô các loại.

Doanh nghiệp của ông Dương xuất khẩu hơn 1.400 ô tô các loại trong năm 2020

Thông tin trên website Thaco cho biết đơn vị đã xuất khẩu tổng cộng 1.407 ô tô các loại, trong đó bao gồm 640 xe du lịch Kia Grand Carnival xuất sang Thái Lan; 320 xe Kia Cerato và 280 xe Kia Soluto qua Myanmar; 152 sơmi rơmoóc sang Mỹ, Nhật, Myanmar, Thái Lan; 14 xe tải sang Campuchia.

Doanh nghiệp của ông Dương xuất khẩu hơn 1.400 ô tô các loại trong năm 2020

Doanh nghiệp của ông Dương xuất khẩu hơn 1.400 ô tô các loại trong năm 2020

Xuất khẩu ô tô sang Thái Lan là câu chuyện lội ngược dòng của ông Trần Bá Dương. Ngoài việc là trung tâm sản xuất ô tô lớn của Đông Nam Á thì chính sách và thủ tục nhập khẩu vào Thái Lan khắt khe hơn các thị trường khác. Tuy nhiên, xe Kia Grand Carnival do Thaco sản xuất đạt tiêu chuẩn chất lượng Kia toàn cầu và tỷ lệ nội địa hóa (RVC) trên 40%, hưởng thuế nhập khẩu 0% theo Hiệp định ATIGA trong khu vực ASEAN, giá bán cạnh tranh, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

Tỷ phú Vượng huy động gần 7.000 tỷ đồng từ công chúng

Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa có thông báo về việc chào bán gần 7.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng.

Cụ thể, đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không được bảo đảm và xác lập nghĩa vụ trả nợ trực tiếp với Vingroup. Mệnh giá mỗi trái phiếu là 100.000 đồng.  

 Tỷ phú Vượng huy động gần 7.000 tỷ đồng từ công chúng

 Tỷ phú Vượng huy động gần 7.000 tỷ đồng từ công chúng

Mục đích sử dụng vốn từ đợt huy động, Vingroup cho biết số tiền thu được dùng để tài trợ vốn cho hoạt động của công ty con.

Về giá trị mua tối thiểu, nhà đầu tư cá nhân và tổ chức phải đăng ký mua ít nhất lần lượt là 100 tỷ và 500 tỷ đồng theo mệnh giá trái phiếu.

Thời gian nhận đăng ký mua và nộp tiền kéo dài từ ngày 20/1 đến ngày 18/2. Ngày phát hành dự kiến cũng là ngày 18/2.

Bà Võ Thị Mỹ Hạnh kiêm nhiệm thêm chức Phó TGĐ của HAGL

Hội đồng quản trị CTCP Hoàng Anh Gia Lai vừa bổ nhiệm bà Võ Thị Mỹ Hạnh làm Phó Tổng Giám đốc phụ trách mảng kinh doanh của công ty kể từ ngày 21/1.

Theo tìm hiểu, bà Hạnh sinh năm 1977, là Thành viên HĐQT của HAGL. 

Ngoài ra, bà Hạnh còn là Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico - Mã: HNG) từ năm 2017 đến nay.

Trước đó, giai đoạn 2006 - 2008, bà Hạnh là Phó Giám đốc Chi nhánh Nhà máy Gỗ nội thất Hoàng Anh Gia Lai của HAGL. Năm 2009, bà giữ chức Phó Giám đốc CTCP Thủy điện Hoàng Anh Gia Lai. Ngoài ra, bà Hạnh từng là Phó Giám đốc tài chính Bệnh viện Đại học Y Dược - Hoàng Anh Gia Lai.

Cuối năm 2020, công ty đã miễn nhiệm chức vụ phó tổng giám đốc đối với ông Nguyễn Văn Minh, ông Nguyễn Quang Anh và ông Hoàng Hữu Đức theo đơn từ nhiệm trong vòng chưa một tháng.

Như vậy, chức vụ phó tổng giám đốc của công ty gồm hai người là bà Hạnh và bà Hồ Thị Kim Chi (sinh năm 1976).

Phó Chủ tịch FPT chi 14 tỷ đồng mua cổ phiếu

Ông Bùi Quang Ngọc, Phó chủ tịch HĐQT FPT đã mua thoả thuận 235.000 cổ phiếu FPT trong phiên 20/1. Sau giao dịch, ông Ngọc tăng số lượng cổ phiếu nắm giữ lên 19,5 triệu đơn vị, tương đương tỷ lệ sở hữu 2,49%.

Cùng ngày, Phó Tổng Giám đốc Hoàng Việt Anh và Kế Toán Trưởng Hoàng Hữu Chiến cũng đã bán ra lần lượt 115.000 cp và 120.000 cp. Hai giao dịch trên đều được thực hiện theo phương thức thoả thuận.

Trong phiên 20/1 xuất hiện giao dịch thoả thuận 295.000 cổ phiếu FPT với tổng giá trị 17,5 tỷ đồng, tương ứng tại mức giá 59.388 đồng/cp, thấp hơn 6% so với thị giá. Ước tính ông Bùi Quang Ngọc đã chi khoảng 14 tỷ đồng để mua lượng cổ phiếu trên. 

Cenland của Shark Hưng bị phạt, truy thu thuế

Theo thông tin từ Cục Thuế TP. Hà Nội, qua thanh tra việc chấp hành pháp về thuế tại Công ty Cổ phần Bất đông sản Thế Kỷ (Cenland), đơn vị này phát hiện công ty khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, tăng số thuế được miễn, giảm nhưng người nộp thuế đã ghi chép kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ.

Bên cạnh đó, công ty còn có thêm một số sai phạm như kê khai sai trên tờ khai thuế, sử dụng hóa đơn không có giá trị sử dụng, xuất hóa đơn sai thời điểm.

Do đó, Cenland bị xử phạt với tổng số tiền 369 triệu đồng, đồng thời bị truy thu gần 1,8 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) năm 2018, 2019. Bên cạnh đó, công ty còn phải nộp 605 triệu đồng tiền chậm nộp.

Tổng số tiền Cenland phải nộp về cho cơ quan thuế là 2,75 tỷ đồng. Cục Thuế TP Hà Nội cũng cho biết, hiện công ty đã nộp đủ số tiền phạt, tiền truy thu và chậm nộp cho cơ quan thuế.

Thuở lập nghiệp của tỷ phú giàu thứ 3 Việt Nam - Hồ Hùng Anh

Ít ai biết ông trùm ngân hàng Hồ Hùng Anh lại có mối quan hệ vô cùng gắp bó với ông Nguyễn Quang Đăng và tập đoàn Masan.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN