Đại gia tuần qua: Ngân hàng siết nợ hơn 200 tỷ đồng doanh nghiệp của nữ đại gia Ninh Bình

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) chi nhánh Nam Định mới đây đã liên tiếp thông báo bán đấu giá tài sản là các bất động sản của bà Vũ Thị Thu Thảo tại Ninh Bình.

Nữ đại gia sinh năm 1992 người Ninh Bình bị ngân hàng siết nợ hơn 200 tỷ đồng

Theo đó, BIDV đang rao bán tới 19 thửa đất tại Ninh Bình đứng tên nữ đại gia sinh năm 1992 với tổng giá trị hơn 211 tỷ đồng. Trong đó, tài sản là 8 thửa đất tại Khu đô thị Xuân Thành, Phường Ninh Khánh, TP Ninh Bình có giá trị khởi điểm lớn nhất lên tới hơn 120 tỷ đồng. Theo giới thiệu, hiện nay, các thửa đất này đã được xây dựng cổng, tường rào, hệ thống nhà khung sắt, tường gạch xây thô, mái lợp tôn. 

BIDV chi nhánh Nam Định rao bán 19 BĐS liên quan đến bà Vũ Thị Thu Thảo tại Ninh Bình với giá khởi điểm hơn 200 tỷ đồng

BIDV chi nhánh Nam Định rao bán 19 BĐS liên quan đến bà Vũ Thị Thu Thảo tại Ninh Bình với giá khởi điểm hơn 200 tỷ đồng

Bên cạnh đó, 3 quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ: Phố Mía Đông, phường Ninh Khánh, TP Ninh Bình có tổng giá khởi điểm đứng thứ hai với giá trị gần 51 tỷ đồng. Tài sản gắn liền với đất của các thửa đất này đã được xây dựng tường rào, một nhà bê tông cốt thép đang xây dựng dở dang, chưa có mái. Tổng diện tích xây dựng khoảng 500 m2, xây dựng năm 2021.

Bà Vũ Thị Thu Thảo từng là Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Trung Linh Phát trong một thời gian dài.

Trung Linh Phát là doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, bán buôn, bán lẻ xăng dầu và một số lĩnh vực khác. Doanh nghiệp có địa chỉ tại Ninh Bình. Trên website doanh nghiệp cho biết có 8 chi nhánh trên 8 tỉnh thành: Hồ Chí Minh, Hòa Bình, Lạng Sơn, Hà Giang, Nam Định, Tuyên Quang, Vũng Tàu, Tây Nguyên; cùng với 15 cây xăng sở hữu và đồng sở hữu.

Ông Nguyễn Đức Tài đăng ký mua vào cổ phiếu

Theo thông tin từ Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE), ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG), đã đăng ký mua số cổ phiếu này từ ngày 8/11 đến 7/12 theo phương thức giao dịch thỏa thuận hoặc khớp lệnh trên sàn. Mục đích là tăng tỷ lệ sở hữu.

Nếu giao dịch thành công, ông Tài sẽ sở hữu 36,1 triệu cổ phiếu MWG, tương đương 2,46% vốn cổ phần của công ty. Theo giá cổ phiếu đóng phiên 6/11 của MWG là 38.050 đồng, ước tính ông Tài sẽ chi khoảng 38 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch.

Động thái đăng ký mua của ông Tài diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu MWG trải qua những phiên giảm điểm liên tiếp, trong đó có 2 phiên giảm sàn ngày 31/10 và 1/11, và có thời điểm xuống mức 33.600 đồng một cổ phiếu trong phiên 2/11 - thấp nhất hơn 3 năm qua.

Doanh nghiệp của bầu Đức bớt lỗ nhờ bán tài sản cố định

Trong quý III/2023, Công ty HAGL ghi nhận doanh thu đạt 1.889,35 tỷ đồng, tăng 31,1% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế ghi nhận 324,55 tỷ đồng, giảm 12,2% so với cùng kỳ.

Trong quý III, lợi nhuận cốt lõi giảm 24,1%, doanh thu tài chính giảm 70%, nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ giảm 12,2%, nguyên nhân chủ yếu do ghi nhận lợi nhuận từ hoạt động khác tăng đột biến.

Doanh nghiệp của bầu Đức bớt lỗ nhờ bán tài sản

Doanh nghiệp của bầu Đức bớt lỗ nhờ bán tài sản

Công ty thuyết minh thu nhập khác tăng đột biến do Công ty thực hiện thanh lý một số tài sản. Trong đó, lãi thanh lý tài sản cố định trong quý III là 144,1 tỷ đồng so với cùng kỳ ghi nhận lãi 0,2 tỷ đồng.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2023, Công ty HAGL ghi nhận doanh thu đạt 5.034,21 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lãi 709,74 tỷ đồng, giảm 20,5% so với cùng kỳ.

Điểm đáng lưu ý, mặc dù có lãi trong 9 tháng đầu năm 2023 nhưng tới 30/9/2023, Công ty HAGL vẫn còn ghi nhận lỗ luỹ kế lên tới 2.640,6 tỷ đồng và bằng 28,5% vốn điều lệ (vốn điều lệ 9.274,7 tỷ đồng).

Doanh nghiệp của tỷ phú Trần Đình Long đón loạt tin vui mới

Hòa Phát liên tiếp đón nhận những thông tin tích cực gần đây. Quý 3/2023, tập đoàn lãi ròng 2.000 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ nặng đến 1.786 tỷ.

Sản lượng bán thép của Hòa Phát cũng đang hồi phục mạnh mẽ. Trong tháng 10 vừa qua, sản lượng bán hàng các sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC), thép xây dựng, phôi thép của tập đoàn đạt 635.000 tấn, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước và là mức cao nhất kể từ tháng 6/2022.

Trong đó, sản lượng bán HRC đạt trên 273.000 tấn, tăng 17% so với tháng trước. Những tín hiệu lạc quan từ hoạt động xuất khẩu đến khi giá thép thế giới đang có dấu hiệu hồi phục mạnh mẽ.

Giá thép thế giới hồi phục nhờ nhu cầu thép tăng trở lại trong khi áp lực từ nguồn cung bị hạn chế do các nhà sản xuất duy trì tồn kho ở mức thấp. Xu hướng này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của các nhà sản xuất trong nước như Hòa Phát qua đó bù đắp phần nào sự ảm đạm của thị trường thép trong nước.

Nguồn: [Link nguồn]

Nơi nào có giá cả sinh hoạt đắt đỏ nhất Việt Nam?

Năm 2022 là năm thứ hai nơi này có giá cả sinh hoạt đắt đỏ nhất Việt Nam.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuyến Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN