Đại gia tuần qua: DN nhà Cường Đô la hoãn cuộc họp quan trọng vì dịch COVID-19

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Đây là doanh nghiệp đầu tiên trong đợt bùng phát dịch bệnh lần này xin hoãn họp ĐHĐCĐ vì dịch COVID-19.

Doanh nghiệp nhà Cường Đô la hoãn cuộc họp quan trọng vì dịch COVID-19

Trong văn bản gửi Sở giao dịch chứng khoán TP HCM, CTCP Quốc Cường Gia Lai cho biết tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp tại các tỉnh thành và tại TP HCM. 

Do đó, hội đồng quản trị công ty đã quyết định gia hạn thời gian tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2021, dự kiến vào tháng 6. Đây là doanh nghiệp đầu tiên trong đợt bùng phát dịch bệnh lần này xin hoãn họp ĐHĐCĐ vì dịch COVID-19.

Hình minh họa

Hình minh họa

Được biết, trong ba tháng đầu năm, công ty ghi nhận doanh thu tăng 3,2 lần so với cùng kỳ, đạt 347 tỷ đồng. Song do giá vốn cao (273 tỷ đồng) đã ăn mòn lợi nhuận, khiến lãi sau thuế giảm 36% so với cùng kỳ, xuống còn 19,4 tỷ đồng.

Tại thời điểm 31/3/2021, Quốc Cường Gia Lai sở hữu hơn 10.048 tỷ đồng tổng tài sản. Trong đó, chiếm phần lớn là hàng tồn kho 7.122 tỷ đồng, chủ yếu là bất động sản dở dang (chi phí đền bù, tiền sử dụng đất, chi phí xây dựng) 6.242 tỷ đồng.

9 tỷ phú USD mới xuất hiện nhờ Covid-19

Theo công bố của Liên minh Vaccine cho Tất cả (PVA), ít nhất đã có 9 tỷ phú mới nổi kể từ khi đại dịch bùng phát trên toàn cầu, nhờ vào lợi nhuận của các hãng dược lớn sở hữu độc quyền vaccine Covid-19.

Theo Oxfam, tổng tài sản ròng của 9 tỷ phú mới nổi lên đến 19,3 tỷ USD, nhiều gấp 1,3 lần số tiền cần thiết để tiêm ngừa cho toàn bộ dân số các quốc gia thu nhập thấp nhất. Chiếm 10% dân số thế giới, nhưng những quốc gia này chỉ mới nhận được 0,2% nguồn cung vaccine toàn cầu, do sự thiếu hụt vaccine trầm trọng.

Đã có ít nhất 9 tỷ phú mới nổi nhờ lợi nhuận bán vaccine.

Đã có ít nhất 9 tỷ phú mới nổi nhờ lợi nhuận bán vaccine.

Ngoài ra, khối tài sản của 8 tỷ phú hiện tại, với danh mục đầu tư rộng khắp các tập đoàn dược đang sản xuất vaccine Covid-19, cũng đã tăng thêm 32,2 tỷ USD, đủ để tiêm chủng đầy đủ cho toàn bộ dân số Ấn Độ.

Theo Oxfam, các tỷ phú vaccine nổi lên khi cổ phiếu của các công ty dược tăng mạnh, với kỳ vọng về những khoản lợi nhuận lớn thu được từ độc quyền vaccine Covid-19. PVA cảnh báo rằng sự độc quyền này cho phép các tập đoàn dược kiểm soát hoàn toàn nguồn cung và giá vaccine, đẩy lợi nhuận của họ lên cao trong khi tạo thêm khó khăn cho các nước nghèo tìm kiếm đủ số vaccine cho người dân.

Ông Phan Minh Tiên xin thôi chức Giám đốc Marketing của Vinamilk

Hội đồng quản trị (HĐQT) CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã thông qua đơn từ nhiệm chức vụ Giám đốc điều hành Marketing theo nguyện vọng cá nhân của ông Phan Minh Tiên. Việc từ nhiệm của ông Tiên sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/6 tới.

 Ông Phan Minh Tiên xin thôi chức Giám đốc Marketing của Vinamilk

 Ông Phan Minh Tiên xin thôi chức Giám đốc Marketing của Vinamilk

Theo công bố thông tin, ông Phan Minh Tiên (sinh năm 1970) là cử nhân Học viện Quản lý Moscow, Nga. Ông Tiên đã gắn bó với Vinamilk từ tháng 5/2014 đến nay. Tháng 12/2018 đến tháng 7/2020, ngoài quản lý, điều hành hoạt động khối marketing, ông Tiên còn được ủy quyền kiêm nhiệm điều hành khối kinh doanh nội địa.

Ngoài ra, ông Tiên còn góp mặt vào HĐQT của CTCP Dược Hậu Giang và CTCP Giống bò sữa Mộc Châu, thành viên của Vinamilk.

FLC GAB có Chủ tịch mới

CTCP Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC vừa cho biết Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Công và Chủ tịch HĐQT Vũ Thị Minh Huệ đã có đơn xin từ nhiệm kể từ ngày 17/5/2021.

Ông Công được bầu làm Chủ tịch thay cho bà Huệ, còn bà Huệ vẫn ở lại làm thành viên HĐQT công ty. Hiện nay ghế Tổng Giám đốc của FLC GAB đang để trống. Ông Công từng có thời gian kiêm nhiệm chức Chủ tịch và Tổng Giám đốc của GAB nhưng sau đó phải từ nhiệm một vị trí để tuân thủ quy định tại Nghị định 71/2017 có hiệu lực từ ngày 1/8/2020.

Ngoài vị trí tại FLC GAB, bà Huệ hiện nay đang là Chủ tịch của CTCP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone.

Tỷ phú Trần Bá Dương gia nhập mảng bán lẻ thông qua thương vụ mua lại Emart?

Theo Korean Times, Tập đoàn Emart sẽ bán toàn bộ mảng kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam cho Tập đoàn Ô tô Trường Hải (Thaco) sau nhiều nỗ lực mở rộng kinh doanh ra thị trường Đông Nam Á bất thành.

Dẫu vậy, siêu thị mang thương hiệu Emart vẫn sẽ tiếp tục ở lại Việt Nam theo mô hình nhượng quyền. Tập đoàn Hàn Quốc sẽ thu phí nhượng quyền từ Thaco. Với thương vụ này, Emart kỳ vọng Thaco sẽ có thể mở rộng quy mô chuỗi Emart lên 10 siêu thị tại Đông Nam Á trong 4 năm tới.

Trong khi đó, phía Thaco chưa đưa ra bình luận gì về việc này. Ông lớn trong ngành ô tô Việt Nam mới đây cũng tiết lộ về kế hoạch phát triển cho 10 - 20 năm tới với mục tiêu tăng trưởng hằng năm từ 10% đến 20%.

Ban lãnh đạo doanh nghiệp của đại gia đi tu nhận thù lao khủng

Sau khi soát xét, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu niên độ 2020-2021 của Tập đoàn Hoa Sen tăng lên.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN