Đại gia tuần qua: Đế chế nghìn tỷ của vợ chồng đại gia "Dũng lò vôi" có gì?
Đại gia "Dũng lò vôi" được cho là sở hữu hữu khối tài sản lên tới cả chục nghìn tỷ đồng.
Đế chế nghìn tỷ của vợ chồng đại gia "Dũng lò vôi"
"Dũng lò vôi" tên thật là Huỳnh Uy Dũng, đi lên từ xí nghiệp sản xuất các loại vôi quét tường và vôi bột công nghiệp, đến nay ông là ông chủ của Khu du lịch Đại Nam, đồng thời là chủ dự án các khu công nghiệp (KCN) Sóng Thần 2, 3 tại Bình Dương.
Vợ chồng đại gia "Dũng lò vôi"
Ngoài CTCP Đại Nam (Đại Nam Corp), đại gia Dũng lò vôi còn sở hữu một hệ sinh thái các công ty bất động sản, xây dựng và dịch vụ khác nhau như Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng Đại Nam (Xây dựng Đại Nam), Công ty TNHH Du lịch Đại Nam Thần Tiên, Công ty TNHH Hoàng gia Tân Định và Công ty TNHH MTV Tân Khai.
Ông được mệnh danh là một trong số những người giàu nhất Việt Nam. Nhiều người đồn đoán ông có thể đang sở hữu khối tài sản lên tới cả chục nghìn tỷ đồng nếu cổ phần hoá.
Được biết, Đại Nam Corp - hạt nhân trong hệ sinh thái nhà ông Dũng lò vôi, hoạt động trong các lĩnh vực như bất động sản, khu du lịch và KCN lại đang ghi nhận các khoản thua lỗ triền miên trong 5 năm trở lại đây.
Trước tình hình đó, tháng 5/2020, ông Dũng đã quyết định chuyển giao công việc làm ăn tại Đại Nam Corp cho người vợ thứ hai là bà Nguyễn Phương Hằng, còn mình chuyển sang viết sách và làm từ thiện.
Sếp Hancorp làm Cục trưởng quản lý nhà và thị trường bất động sản
Ông Bùi Xuân Dũng, Chủ tịch HĐQT Hancorp được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản.
Ông Dũng vừa được Bộ Xây dựng bổ nhiệm chức Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản thay ông Nguyễn Trọng Ninh.
Sếp Hancorp làm Cục trưởng quản lý nhà và thị trường bất động sản
Ông Bùi Xuân Dũng, sinh năm 1972. Trước khi được bổ nhiệm, ông Dũng là Tổ trưởng người đại diện phần vốn nhà nước, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xây dựng Hà Nội – Công ty cổ phần (Hancorp).
Shark Hưng muốn vay hơn 348 tỷ đồng từ BIDV để rót vào KĐT Kim Chung - Di Trạch
Cenland của Shark Hưng đã thông qua phương án vay vốn tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tại chi nhánh Thanh Xuân, với số tiền vay tối đa 348 tỷ đồng.
Lãi suất vay theo quy định của BIDV Thanh Xuân tại thời điểm giải ngân và được công ty chấp thuận. Thời hạn vay 12 tháng kể từ ngày giải ngân đầu tiên.
Theo lãnh đạo CenLand, số vốn vay dự kiến được dùng để đầu tư chuyển nhượng một phần sản phẩm bất động sản, gồm 109 lô liền kề, tại Dự án xây dựng KĐT mới Kim Chung - Di Trạch tại xã Kim Chung và xã Di Trạch, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội. Dự án này do CTCP Thương mại Xây dựng làm chủ.
HĐQT CenLand cũng thông qua phương án cầm cố, thế chấp các tài sản hình thành từ vốn vay/vốn tự có của phương án kinh doanh vay vốn BIDV. Đồng thời thế chấp bổ sung tài sản đảm bảo khác nếu có của doanh nghiệp hoặc các cá nhân/tổ chức bên thứ ba để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thanh toán đối với khoản vay nêu trên.
Khang Điền có tân CEO 8x
Công ty Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Điền vừa bổ nhiệm ông Vương Văn Minh, sinh năm 1985 vào vị trí tổng giám đốc.
Sự thay đổi nhân sự chủ chốt này là do ngày 3/3, Công ty Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Điền (KDH) thông qua đơn từ nhiệm vị trí Tổng giám đốc của ông Lê Quang Minh (sinh năm 1975) vì lý do cá nhân.
Ông Vương Văn Minh, tân CEO Khang Điền là một trong hai Phó tổng giám đốc được HĐQT bổ nhiệm ngày 8/2, trước đó ông từng giữ vị trí trợ lý HĐQT. Ông Minh gia nhập KDH từ năm 2018, hoạt động trong lĩnh vực tài chính, đầu tư của công ty.
Việc bổ nhiệm một CEO 8x cho thấy doanh nghiệp này đang muốn trẻ hóa lãnh đạo chủ chốt. Hiện ban điều hành của Khang Điền gồm Tổng giám đốc Vương Văn Minh, bốn vị trí Phó tổng giám đốc lần lượt gồm bà Nguyễn Thùy Trang, ông Lê Hoàng Khởi, ông Bùi Quang Huy và ông Trương Duy Minh.
Ngân hàng Shinhan Việt Nam có tổng giám đốc mới
Ông Lee Taekyung, người đã gắn bó 29 năm ở Shinhan, đảm nhận vị trí tổng giám đốc từ 17/2.
Ngân hàng Shinhan Việt Nam vừa công bố việc bổ nhiệm vị trí tổng giám đốc thay cho ông Shin Dong Min. Tân tổng giám đốc của Ngân hàng Shinhan Việt Nam làm việc tại Ngân hàng Shinhan Hàn Quốc vào năm 1992 và có 29 năm đảm nhiệm qua nhiều vị trí khác nhau về chiến lược, kế hoạch, quản lý rủi ro, marketing... Ông từng giữ chức trưởng khối kinh doanh toàn cầu của ngân hàng Shinhan và nhiều năm kinh nghiệp tại Shinhan Mỹ và Campuchia.
Dưới thời ông Lee Taekyung, Shinhan Campuchia đạt mức tăng trưởng gấp đôi về tài sản, lợi nhuận, số lượng chi nhánh và nhân viên... năm 2019-2020.
Tổng giám đốc Lee Taekyung cho biết, Việt Nam là quốc gia quan trọng nhất trong mảng kinh doanh toàn cầu của Ngân hàng Shinhan. Ông cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của kỹ thuật số trong bối cảnh bất ổn của đại dịch Covid-19. Do đó, nhà băng hướng tới mục tiêu cung cấp các dịch vụ tài chính nhanh chóng, tiện lợi và bảo mật thông qua số hóa mạnh mẽ.
Trong một danh sách mới được công bố mới đây, tỷ phú Jack Ma, nhà sáng lập tập đoàn Alibaba và Ant Group, đã mất danh hiệu...
Nguồn: [Link nguồn]