Đại gia tuần qua: Đại gia sở hữu “kho tiền” hơn 31.000 tỷ đồng lại “mỏi tay” thu tiền
Cùng với sự phục hồi của thị trường vận tải hàng không sau 2 năm chịu tác động của dịch Covid-19, đại gia sở hữu “kho tiền” hơn 31.000 tỷ đồng này cũng ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng đột biến.
Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) lãi đậm
Về kết quả công tác năm 2022, đại diện Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) cho biết thị trường vận tải hàng không quốc tế đang từng bước phục hồi về tần suất, mạng đường bay, sản lượng vận chuyển.
Riêng thị trường nội địa bắt đầu tăng trưởng mạnh từ cuối quý I và giai đoạn cao điểm hè chứng kiến mức tăng hơn 30% so với thời kỳ trước dịch năm 2019.
Tổng hành khách thông qua các cảng hàng không ước tính lên tới 99 triệu khách, đạt 122% kế hoạch năm và tăng 228% so với cùng kỳ năm 2021.
Phối cảnh nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất mới được ACV khởi công
Trong đó, khách quốc tế đạt 12 triệu khách, đạt 193% kế hoạch năm và cao gấp gần 23 lần so với năm 2021. Khách nội địa đạt 87 triệu khách, đạt 116% kế hoạch năm và tăng 194% so với 2021.
Tổng doanh thu của ACV năm 2022 ước đạt 15.381 tỷ đồng, đạt 149% kế hoạch năm và tăng gấp 2 lần so với năm 2021. Tổng chi phí ước đạt 7.819 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch năm và tăng 25% so với năm 2021.
ACV lãi trước thuế 7.561 tỷ đồng, đạt 295% kế hoạch năm, tăng gần 10 lần so với năm 2021. Nộp ngân sách nhà nước ước đạt 1.548 tỷ đồng.
Shark Thủy nhận tin buồn ngay ngày cổ phiếu IBC được giải cứu
Trong phiên cổ phiếu IBC được “giải cứu” ngày 29/12, ông Nguyễn Ngọc Thủy và Tập đoàn Giáo dục Egroup bị bán giải chấp tổng cộng gần 10 triệu đơn vị. Tổng cộng trong 10 phiên gần đây, hai cổ đông này bị bán giải chấp gần 11,9 triệu cổ phiếu.
Theo báo cáo mới nhất công bố ngày 29/12, sau khi bị BVSC bán giải chấp, ông Nguyễn Ngọc Thủy còn sở hữu hơn 5,13 triệu cổ phiếu, tương đương 6,174% vốn điều lệ của Apax Holdings. Tập đoàn Egroup còn sở hữu 39.379.599 cổ phiếu, tương đương 47,36% vốn. Tổng sở hữu của hai cổ đông này là 53,534% vốn Apax Holdings.
Trước khi bị bán giải chấp, hai cổ đông này sở hữu 67,81% vốn Apax Holdings (ông Nguyễn Ngọc Thủy – 8,05%; Tập đoàn Egroup – 59,76%). Như vậy, tỷ lệ sở hữu sau 10 phiên bán giải chấp giảm gần 14,3%.
Tiến sĩ 58 tuổi người Nam Định sở hữu tài sản gần 7.300 tỷ đồng
Dù thị trường chứng khoán Việt Nam giao dịch ảm đạm trong những phiên gần đây, tuy nhiên trong phiên 29/12 mã cổ phiếu VCS của CTCP Vicostone ghi nhận mức tăng ấn tượng 3.200 đồng/cổ phiếu tương đương mức tăng 5,97% so với phiên liền trước.
Đà tăng mạnh của VCS trong phiên không chỉ mang về niềm vui cho các cổ đông của doanh nghiệp, mức tăng này còn giúp khối tài sản của đại gia Hồ Xuân Năng - Chủ tịch của VCS tăng thêm hàng trăm tỷ đồng.
Thống kê cho thấy, mức tăng mạnh của VCS trong phiên giao dịch ngày 29/12 giúp khối tài sản của đại gia 58 tuổi người Nam Định tăng thêm gần 407 tỷ đồng. Tính theo giá thị trường kết phiên giao dịch, tiến sĩ 58 tuổi đang sở hữu khối tài sản có giá trị hơn 7.282 tỷ đồng.
Tài sản của Chủ tịch Hồ Xuân Năng vượt 7.000 tỷ đồng nhờ đà phục hồi của cổ phiếu VCS
Với khối tài sản đang trực tiếp và gián tiếp nắm giữ, ông Hồ Xuân Năng đang là một trong những đại gia đứng trong Top đầu danh sách người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Doanh nghiệp của đại gia Nam Định công bố lãi giảm mạnh gần 70%
CTCP Đầu tư Thế giới Di động đã công bố kết quả kinh doanh sơ bộ 11 tháng với doanh thu thuần đạt 123.683 tỷ đồng, tăng 12% so cùng kỳ và lãi sau thuế đạt gần 4.000 tỷ đồng, giảm 9%. Theo kế hoạch đề ra, MWG thực hiện được 88% mục tiêu doanh thu và 63% mục tiêu lợi nhuận. Riêng tháng 11, doanh thu đạt 10.000 tỷ đồng, giảm 13% so cùng kỳ và lãi sau thuế đạt 159 tỷ đồng, giảm đến 67%.
Trong đó, chuỗi Bách Hoá Xanh (BHX) ghi nhận doanh thu đạt gần 2.300 tỷ đồng trong tháng 11 và 24.600 tỷ đồng luỹ kế 11 tháng, có dấu hiệu giảm tốc.
Điều này một phần là do doanh thu từ các cửa hàng BHX xung quanh các khu công nghiệp giảm 5%-10% do thời gian làm việc giảm và cắt giảm nhân viên tại các doanh nghiệp xuất khẩu thời gian.
Khối tài sản khổng lồ của cựu Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị xử lý thế nào?
Sau nhiều ngày xét xử, ngày 26/12 phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại Công ty AIC, Bệnh viện Đồng Nai và một số đơn vị liên quan kết thúc phần luận tội, chuyển sang phần tranh luận.
Trong phần luận tội, đại diện VKS cũng đề nghị HĐXX duy trì các biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và Công ty AIC để bảo đảm thi hành án.
Cụ thể, đơn vị này đề nghị tiếp tục phong toả hơn 107 tỷ đồng là số dư 4 tài khoản của Công ty AIC mở tại BIDV Chi nhánh Mỹ Đình.
Cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Tiếp tục kê biên các bất động sản gồm 6 căn hộ tại chung cư Pacific Place (số 83B phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội): Căn hộ số 01, tầng 11 có diện tích 67,80 m2; Căn hộ số 02, tầng 11 có diện tích 68 m2; Căn hộ số 03, tầng 11 có diện tích 183,50 m2; Căn hộ số 04, tầng 11 có diện tích 142,80 m2; Căn hộ số 09, tầng 17 có diện tích 218,60 m2; Căn hộ số 10, tầng 17 có diện tích 120,70 m2 và 1 biệt thự, diện tích 453m2 tại địa chỉ số 21 phố Nguyễn Huy Tự (phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Tp.Hà Nội) đều đứng tên bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Biệt thự diện tích 357m2 tại số 99 phố Trần Hưng Đạo (phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Tp.Hà Nội) của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn nhờ bố đẻ đứng tên.
Hai thửa đất diện tích 4.065 m2 tại địa chỉ lô F1 và F2, thuộc Dự án đấu giá quyền sử dụng đất phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Sở TN&MT Hà Nội cấp cho Công ty CP Bất động sản AIC.
Trong năm 2022, những người nắm giữ vàng từ 6 tháng đến 1 năm hiện đang lỗ. Tuy nhiên, một số chuyên gia đánh giá, giá vàng có thể đã chạm đáy trong năm 2022 và sẽ thể hiện...
Nguồn: [Link nguồn]