Đại gia người Hải Dương bị thổi bay hơn 900 tỷ đồng trong một ngày

Cùng với đà giảm mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam, khối tài sản của đại gia 63 tuổi người Hải Dương này cũng ghi nhận giảm hơn 900 tỷ đồng.

Trong phiên giao dịch 28/6, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận mức giảm mạnh 13,77 điểm để đóng cửa ở mức 1.245,32 điểm. Thanh khoản cải thiện gần 5.700 tỷ so với hôm qua, lên mức hơn 20.800 tỷ đồng. Với mức giá đóng cửa này, chỉ số VN-Index giảm 3,02% so với cuối quý I/2024.  

Với phiên giảm mạnh 28/6, kịch bản thị trường chứng khoán điều chỉnh trong phiên thứ sáu tiếp tục lặp lại ở tuần thứ ba liên tiếp. Chỉ số đại diện sàn HoSE hiện bị kéo về mức thấp nhất khoảng một tháng rưỡi qua. Tuy vậy kết thúc 06 tháng đầu năm 2024, chỉ số VN-Index vẫn tăng 10,21% so với cuối năm 2023.

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cũng giảm 2,48 điểm để đóng cửa ở mức 237,59 điểm. Chỉ số Upcom-Index giảm 0,99 điểm để đóng cửa ở mức 97,54 điểm.

Trong phiên giao dịch chốt NAV (giá trị tài sản ròng) của quý II cũng như nửa đầu năm, mã cổ phiếu HPG của CTCP Tập đoàn Hòa Phát do tỷ phú Trần Đình Long giữ vị trí Chủ tịch cũng ghi nhận mức giảm gần 2% để đóng cửa ở mức thấp nhất phiên 28.300đ/cổ phiếu. Cùng đà giảm về thị giá, thanh khoản của HPG cũng tăng vọt với hơn 22,18 triệu cổ phiếu được các nhà đầu tư sang tay với giá trị giao dịch hơn 632 tỷ đồng.

Khối tài sản của tỷ phú Trần Đình Long giảm hơn 900 tỷ đồng trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 6

Khối tài sản của tỷ phú Trần Đình Long giảm hơn 900 tỷ đồng trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 6

Đà giảm của cổ phiếu HPG trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 6 khiến khối tài sản trên sàn chứng khoán của tỷ phú Trần Đình Long ghi nhận mức giảm hơn 900 tỷ đồng khi tỷ phú 63 tuổi người Hải Dương đang trực tiếp nắm giữ hơn 1,65 tỷ cổ phiếu HPG. Tính theo giá thị trường, khối tài sản trên sàn chứng khoán do tỷ phú Trần Đình Long đang trực tiếp nắm giữ có giá trị hơn 46.700 tỷ đồng.

Sau phiên cuối tuần giảm mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam, chuyên gia công ty chứng khoán SSI đánh giá VN-Index đã đánh mất ngưỡng 1.250 điểm và giữ trên vùng 1.240 điểm. Các chỉ báo kỹ thuật RSI và ADX chuyển sang tín hiệu tiêu cực ngắn hạn cho thấy xu hướng giảm chưa dừng lại với ngưỡng chặn dưới tại vùng 1.227 - 1.230 điểm.

Chuyên gia công ty chứng khoán SHS nhận định ngắn hạn, thị trường sẽ chuyển sang quí III và tháng 7/2024 là thời điểm đón chờ các thông tin về kết quả kinh doanh quí II của doanh nghiệp, thông tin tăng trưởng GDP. Đây là giai đoạn khá nhạy cảm đối với nhà đầu tư, nhất là trong bối cảnh xu hướng của thị trường chung VN-Index đang trở nên suy yếu hơn, dưới vùng kháng cự tâm lý quanh 1.250 điểm. Nhà đầu tư ngắn hạn nên duy trì tỉ trọng dưới mức trung bình. Nhà đầu tư trung - dài hạn nắm giữ danh mục hiện tại, các vị thế xem xét gia tăng tỉ trọng mới, cần chờ cập nhật kết quả kinh doanh quí II/2024, đánh giá cẩn trọng hơn dựa trên kết quả kinh doanh quí II và triển vọng cuối năm của các doanh nghiệp đầu ngành.

Chuyên gia công ty chứng khoán Vietcap nhận định tín hiệu ngắn hạn của tất cả các chỉ số vẫn ở trạng thái Tiêu cực, tuy nhiên tín hiệu trung hạn có sự phân hóa. Cụ thể, VN-Index, VN30, HNX-Index tạm thời chuyển tín hiệu xuống mức Trung tính trong khi VNMidcap và VNSmallcap giữ trạng thái Tích cực. Dự báo trong phiên giao dịch tới, VN-Index tiếp tục nhận được sự hỗ trợ tại vùng 1.240 để hồi phục và kiểm định lại các kháng cự MA50, MA100 tại 1,250-1,255 điểm. Nếu lực mua có sự cải thiện ở vùng giá cao giúp VN-Index vượt trở lại lên trên MA50, tín hiệu tạo đáy ngắn hạn sẽ xuất hiện với khả năng chỉ số sẽ tăng lên kháng cự MA20 tại 1.280 điểm. Tuy nhiên, nếu lực cầu tiếp tục thận trọng khi thị trường hồi phục, VN-Index có thể sẽ duy trì xu hướng giảm điểm sau đó.

Chuyên gia công ty chứng khoán Asean (AseanSC) nhận định thị trường rơi vào trạng thái suy yếu sau khi liên tục duy trì trên mốc MA50 để kiểm định lực cầu nhưng không thành công khiến VN-Index giảm mạnh vào cuối phiên. Do đó, AseanSC cho rằng thị trường sẽ cần nhiều thời gian hơn để tái tích lũy trở lại ở vùng thấp, nhà đầu tư quản trị rủi ro trên vị thế và tiếp tục quan sát thêm diễn biến trong các phiên tới.

Nguồn: [Link nguồn]

Cùng với những rung lắc của thị trường chứng khoán Việt Nam, khối tài sản trên sàn của đại gia Trần Lệ Nguyên cũng giảm mạnh cùng đà giảm của cổ phiếu nắm giữ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Nam ([Tên nguồn])
Biến động tài sản doanh nhân Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN