Đại gia Đỗ Quý Hải sở hữu tài sản thế nào trước ngày cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch?

Trước thời điểm cổ phiếu HPX bị đình chỉ giao dịch, đại gia Đỗ Quý Hải đã bị công ty chứng khoán bán giải chấp hàng triệu cổ phiếu.

Thị trường chứng khoán vừa trải qua tuần giao dịch đầy biến động với mức giảm điểm khá mạnh so với tuần trước. Kết tuần, VN-Index giảm tổng cộng 14,12 điểm, tương đương 1,14% để đóng cửa ở mức 1.227,36 điểm. Chỉ số HNX-Index cũng giảm 3,44 điểm trong tuần vừa qua ( giảm 1,34%) để đóng cửa ở mức giá 252,76 điểm.

Cùng với đà giảm của chỉ số VN-Index trong tuần giao dịch vừa qua, mã cổ phiếu HPX của CTCP Đầu tư Hải Phát do đại gia Đỗ Quý Hải giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị ghi nhận mức giảm mạnh tới 25,31%. Cùng với đà lao dốc của cổ phiếu HPX, ông Đỗ Quý Hải - Chủ tịch HĐQT Hải Phát bị bán giải chấp 1,5 triệu cổ phiếu HPX, giảm sở hữu từ 43,7 triệu cổ phiếu (tỉ lệ 14,38% vốn điều lệ) xuống còn 42,2 triệu cổ phiếu (tỉ lệ 13,89% vốn điều lệ).

Chủ tịch Đỗ Quý Hải bị bán giải chấp hàng triệu cổ phiếu sau chuỗi giảm sâu của HPX

Chủ tịch Đỗ Quý Hải bị bán giải chấp hàng triệu cổ phiếu sau chuỗi giảm sâu của HPX

Đồng thời, ông Lê Thanh hải – Phó Tổng Giám đốc Hải Phát bị bán giải chấp 480.000 cổ phiếu HPX, giảm sở hữu từ 871.140 cổ phiếu (tỉ lệ 0,29% vốn điều lệ) xuống còn 391.140 cổ phiếu (tỉ lệ 0,13% vốn điều lệ). Cả hai giao dịch trên đều được thực hiện trong ngày 14/9/2023 bằng phương thức khớp lệnh trên sàn. Tính theo giá thị trường kết phiên giao dịch ngày 15/9 vừa qua, khối tài sản trên sàn chứng khoán của Chủ tịch Đỗ Quý Hải giảm còn khoảng 230,63 tỷ đồng.

Lãnh đạo của Hải Phát bị công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu trong bối cảnh cổ phiếu của doanh nghiệp nhận được quyết định đưa cổ phiếu vào diện đình chỉ giao dịch kể từ ngày 18/9/2023. Nguyên do bởi HoSe đã có công văn nhắc nhở Hải Phát Invest về việc chậm công bố thông tin báo cáo tài chính quý II/2023 và báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2023. Sau khi đưa vào diện hạn chế giao dịch và bị HoSE nhắc nhở, Đầu tư Hải Phát vẫn chưa thực hiện công bố Báo cáo tài chính kiểm toán bán niên năm 2023.

Ngày 19/9, Hải Phát sẽ chốt danh sách cổ đông tổ chức ĐHCĐ thường niên 2023 (dự kiến ngày 21/10). Nếu ĐHCĐ Hải Phát diễn ra thành công vào ngày 21/10 tới, dự kiến nhà đầu tư cần đợi thêm ít nhất 7 tháng để được giao dịch trở lại với cổ phiếu bất động sản penny này. Trường hợp ngược lại, chứng sĩ có thể sẽ phải đợi lâu hơn.

Sau đà giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tuần giao dịch vừa qua, nhận định về xu hướng thị trường trong phiên giao dịch ngày 18/9, chuyên gia của công ty chứng khoán Vietcap dự báo VN-Index tiếp tục kiểm định lại kháng cự EMA5, EMA10 tại vùng 1.230 điểm. Nếu lực mua được cải thiện giúp chỉ số đóng cửa trên mốc này, VN-Index sẽ có cơ hội kiểm định vùng đỉnh 1.245-1.250 điểm một lần nữa. Ngược lại, nếu lực mua giá cao tiếp tục cho thấy sự suy yếu, thể hiện qua những biến động hẹp và thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể sẽ giảm để kiểm định lại hỗ trợ EMA20 tại 1.220 điểm. Rơi xuống dưới mốc này, chỉ số đại diện sàn HOSE sẽ tiếp tục thoái lui về vùng hỗ trợ quanh 1.200 điểm (EMA50).

Chuyên gia của CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS) dự báo thị trường trong ngắn hạn đang trong nhịp điều chỉnh thứ 2 quanh ngưỡng cản 1.250 điểm và diễn biến điều chỉnh và tạo nền có thể còn kéo dài và cần thiết để thị trường tích lũy nội lực cho nhịp tăng tiếp theo, các nhà đầu tư ngắn hạn nên thận trọng ở giai đoạn rung lắc đang diễn ra. Trong trung, dài hạn thị trường đã hình thành uptrend và mục tiêu VN-Index hướng tới sẽ là khu vực 1.300 điểm.

Tương tự, chuyên gia của CTCK KB Việt Nam (KBSV) nhận định ở một góc nhìn rộng hơn, sự xuất hiện của 3 phiên phân phối gần đây cho thấy rủi ro mở rộng thêm nhịp điều chỉnh của chỉ số với 2 vùng hỗ trợ đáng lưu ý, gần là 1.21x và sâu hơn là quanh 1.190. Mặc dù vậy, khi xu hướng tăng ngắn hạn vẫn đang được bảo lưu, VN-Index được kỳ vọng sẽ tìm lại động lực tăng điểm tại các điểm đỡ này.

Chuyên gia của CTCK Rồng Việt (VDSC) nhận định nhịp giảm của thị trường chững lại với phiên lưỡng lự và hồi phục nhẹ 15/09. Thanh khoản giảm với nến star, cho thấy nguồn cung đang hạ nhiệt gần vùng hỗ trợ 1.220 điểm. Với tín hiệu này, có khả năng diễn biến thị trường sẽ chậm lại trong thời gian tới và theo hướng thăm dò cung cầu tại vùng 1.220 – 1.237 điểm trước khi có tín hiệu cụ thể hơn.

Do vậy, nhà đầu tư cần quan sát diễn biến cung cầu tại vùng thăm dò và đánh giá lại trạng thái thị trường. Tạm thời vẫn cần giữ tỷ trọng danh mục ở mức hợp lý để có thể phòng ngừa rủi ro.

Nguồn: [Link nguồn]

Cổ phiếu VinFast biến động thế nào sau 1 tháng niêm yết sàn chứng khoán Mỹ?

Trái ngược với đà giảm của thị trường chứng khoán Mỹ phiên giao dịch ngày 15/8, mã cổ phiếu VFS của VinFast ghi nhận mức tăng nhẹ trong ngày đánh dấu 1 tháng đầu tiên niêm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nam Anh ([Tên nguồn])
Biến động tài sản doanh nhân Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN