Chủ tịch Tập đoàn FLC rời vị trí lãnh đạo của công ty chứng khoán BOS

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Một tháng sau khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch Tập đoàn FLC, ông Lê Bá Nguyên đã có đơn xin từ nhiệm vị trí Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần chứng khoán BOS.

Theo đó, vào ngày 2/8 vừa qua tân Chủ tịch Tập đoàn FLC đã có đơn xin từ nhiệm vị trí Thành viên hội đồng quản trị tại Công ty cổ phần Chứng khoán BOS (ART) nhiệm kỳ 2019 – 2024 vì “lý do cá nhân”. Trước đó, ông Nguyên tham gia Hội đồng quản trị Chứng khoán BOS từ giữa năm 2019 và không nắm giữ cổ phần tại công ty này.

Điều đáng nói, chỉ đúng một tháng trước đó (tức vào ngày 2/7), ông Lê Bá Nguyên đã được đại hội cổ đông bất thường lần 2 của Tập đoàn FLC bầu vào HĐQT nhiệm kỳ 2021 – 2026. Ngay cùng ngày, ông Nguyên được bầu làm Chủ tịch HĐQT thay thế vị trí do cựu Chủ tịch Trịnh Văn Quyết để lại.

Chủ tịch Tập đoàn FLC, ông Lê Bá Nguyên xin rời vị trí lãnh đạo tại chứng khoán BOS

Chủ tịch Tập đoàn FLC, ông Lê Bá Nguyên xin rời vị trí lãnh đạo tại chứng khoán BOS

Ông Nguyên là anh vợ ông Trịnh Văn Quyết. Ông được giới thiệu có hơn 17 năm kinh nghiệm kinh doanh, làm lãnh đạo tại nhiều doanh nghiệp. Trước khi bị bắt tạm giam về hành vi thao túng thị trường chứng khoán, ông Trịnh Văn Quyết đang sở hữu 3,156 triệu cổ phiếu ART, tương đương 3,2% vốn điều lệ của Chứng khoán BOS.

Ông Lê Bá Nguyên xin từ nhiệm vị trí Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần chứng khoán BOS chỉ vài ngày sau khi ART công bố thời gian tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2022 lần thứ 3 dự kiến diễn ra vào ngày 16/8 tới sau 2 lần tổ chức bất thành.

Theo tài liệu đại hội cổ đông bất thường lần 3 được ART công bố trước đó, HĐQT ART dự kiến trình ĐHĐCĐ miễn nhiệm tư cách Thành viên HĐQT của bà Hương Trần Kiều Dung - Chủ tịch HĐQT và bà Trịnh Thị Thúy Nga - Thành viên HĐQT kể từ ngày 8/4 và 5/4.

HĐQT cũng nhận được đơn từ nhiệm thành viên BKS nhiệm kỳ 2022-2027 của bà Phan Thị Bích Phượng.

Đồng thời, ĐHĐCĐ lần này sẽ tiến hành bầu bổ sung thành viên HĐQT (4 thành viên) và BKS (1 thành viên) nhằm đảm bảo quy định theo pháp luật.

Về kế hoạch kinh doanh, năm 2022, Chứng khoán BOS đặt mục tiêu đạt doanh thu thuần 110 tỷ đồng và lãi trước thuế 50 tỷ đồng, tăng lần lượt 16% và 35% so với thực hiện năm 2021.

Hội đồng quản trị ART cũng trình ĐHĐCĐ hủy phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ, do Công ty xảy ra nhiều biến động trong thời gian vừa qua - liên quan đến bê bối thao túng giá cổ phiếu của ông Trịnh Văn Quyết.

Đến nay, chứng khoán BOS chưa công bố báo cáo tài chính quý I và quý II/2022 dù hạn chót đã qua từ lâu. Lý do mà Chứng khoán BOS đưa ra là thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật từ cựu Chủ tịch Hương Trần Kiều Dung sang tân Chủ tịch Chu Tiến Vượng chưa hoàn tất, khiến cho công ty không thể công bố báo cáo theo quy định.

Thiếu gia 26 tuổi nhà đại gia Việt sở hữu tài sản hơn 2.100 tỷ đồng

Với đà phục hồi của thị trường chứng khoán trong tuần giao dịch vừa qua, khối tài sản của thiếu gia 26 tuổi nhà đại gia Việt này cũng ghi nhận mức hơn 2.100 tỷ đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Nam ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN