Chàng thanh niên bán quần áo làm nên đế chế thời trang 23 tỷ USD

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Hiện sở hữu 23 tỷ USD, ít ai biết rằng, để có được thành công hiện tại, ông trùm Uniqlo đã phải trải qua quãng thời gian đầy thử thách.

Tadashi Yanai giàu cỡ nào?

Ông trùm Uniqlo sinh năm 1949 tại thành phố Ube, Yamaguchi miền Nam nước Nhật.

Bố ông có một cửa hàng nhỏ bán quần áo nam có tên Men's Shop Ogori Shoji phục vụ trang phục cho những người thợ mỏ. Hồi đó, shop kinh doanh ở tầng 1 còn gia đình ông thì sinh hoạt ngay tầng trên, vô cùng chật chội.

Vị tỷ phú nhớ lại: "Ngày đó, Nhật vẫn là một nước bị chiếm đóng, rất nghèo và lạc hậu. Bố mẹ tôi mở cửa hàng quần áo ở tầng 1 và chúng tôi sống trên tầng 2 của ngôi nhà. Cà phê và socola khi đó là món hàng xa xỉ và khiến nhiều người Nhật thèm muốn".

Chàng thanh niên Tadashi Yanai nhận ra rằng không có ngành nghề nào kinh doanh thuận lợi mãi mãi, rồi sẽ có những ngành phải đóng cửa. Chứng kiến những đứa trẻ trong thành phố cứ lần lượt ra đi cùng với bố mẹ, Yanai khăn gói lên Tokyo, theo học chuyên ngành kinh tế và chính trị tại đại học Waseda danh tiếng của Nhật. 

Năm 1971, ông Tadashi Yanai tốt nghiệp đại học. Theo lời gợi ý của cha mình, ông tìm việc và được nhận vào làm tại một siêu thị có tên Jusco. Tại đây ông bán quần áo nam và các loại đồ gia dụng trong nhà bếp.

Chàng thanh niên bán quần áo làm nên đế chế thời trang 23 tỷ USD - 1

Năm 2017, tỷ phú Yanai từng chia sẻ rằng ông sẽ nghỉ hưu và thôi giữ chức CEO của Fast Retailing khi bước sang tuổi 70. Tuy nhiên, cho đến nay, khi ở tuổi 71, vẫn chưa có thông báo chính thức nào về việc ông sẽ rời khỏi vai trò điều hành tập đoàn và người thay thế ông là ai.

Sau đúng 1 năm, ông quyết định bỏ vì công việc quá nhàm chán và quyết định về bán quần áo cho bố. Nhưng cuối cùng, có vẻ như quyết định này khá đúng đắn, trở thành tiền đề cho con đường trở thành tỷ phú sau này của ông Tadashi Yanai.

Những năm 1970 đó, shop nhỏ của gia đình được mở rộng thêm vài cơ sở. Ý tưởng về 1 doanh nghiệp may mặc cho tầng lớp trung lưu nhen nhóm trong lòng chàng trai trẻ.

Tadashi Yanai đổi tên chuỗi cửa hàng quần áo của bố mình thành Fast Retailing. Fast Retailing chính là công ty mẹ của một loạt những thương hiệu thời trang có tiếng ví dụ như GU, Theory, Helmut Lang, PLST (Plus T), Comptoir des Cotonniers, Princesse tam.tam, J Brand, Uniqlo.

Ông Tadashi Yanai hiện là Chủ tịch hội đồng quản trị, nắm 46% cổ phần của Fast Retailing - công ty mẹ của Uniqlo.

Theo tính toán của Forbes vào tháng 6/2020, tỷ phú Tadashi Yanai đang xếp vị trí thứ 41 trong danh sách những người giàu nhất thế giới và cũng là người giàu nhất Nhật Bản với khối tài sản lên tới 23 tỷ USD.

Về đời tư, ông trùm Uniqlo đã kết hôn và có 2 người con. Cả gia đình đang sống trong khu biệt thự xa hoa rộng 1,540 m2 ở một khu ngoại thành bên ngoài thủ đô Tokyo không rõ giá trị cụ thể (riêng mảnh đất này ông đã mua sau khi đấu giá 78 triệu đô năm 2011).

Biệt thự ngoại ô nơi gia đình tỷ phú đang sống.

Biệt thự ngoại ô nơi gia đình tỷ phú đang sống.

Vị tỷ phú cũng có một ngôi nhà khác trong khu phố Shibuya nổi tiếng của Tokyo với trị giá ước tính khoảng 74 triệu USD. Ngoài ra, ông chủ của Uniqlo còn sở hữu 2 sân golf ở Hawaii và Kapalua Bay với tổng trị giá 74 triệu USD.  

Cỗ máy kiếm tiền Uniqlo

Năm 1984, Uniqlo ra đời và là tâm điểm thành công của Fast Retailing. Cứ mỗi tuần trôi qua lại có thêm một cửa hàng mới của Uniqlo được khai trương ở nơi nào đó trên thế giới. 

Cửa hàng Uniqlo tại Thượng Hải, Trung Quốc.

Cửa hàng Uniqlo tại Thượng Hải, Trung Quốc.

Năm 1998, chiếc áo lông cừu siêu nhẹ mang tên Uniqlo Ultra Light có giá cạnh tranh 15 USD của nhãn hàng này làm mưa làm gió trên toàn thị trường ngành may mặc đến mức ước tính cứ 4 người Nhật thì có 1 người sở hữu nó.

Năm 1996, Yanai đã có 200 cửa hàng trên khắp nước Nhật. Không dừng ở đó, cái tên Fast Retailing mạnh mẽ vươn ra chinh phục thị trường thế giới với con số hàng nghìn cửa hàng ở khắp mọi nơi.

Năm 2011, ngay khi người mẫu Pháp Inès de La Fressange tiết lộ với giới truyền thông rằng cô thích sản phẩm của Uniqlo, lập tức ông chủ tỷ phú của Uniqlo đã cho chạy một dòng sản phẩm mang tên cô. Thành công đến, dòng sản phẩm đã được bán đến năm thứ 4 liên tiếp.

Tiếp đến phải kể đến siêu phẩm áo giữ nhiệt và áo lông cừu, mặc dù nhiều hãng thời trang đưa ra các dòng sản phẩm khác nhau, tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có Uniqlo đi đầu với sản phẩm vải chuyên giữ nhiệt với độ bền hiếm thấy.

Tính đến tháng 11/2020, Fast Retailing vận hành 2.298 cửa hàng Uniqlo trên khắp thế giới. 60% các cửa hàng nằm ở châu Á, đã trừ Nhật Bản, 39 cửa hàng tại Mỹ, 27 cửa hàng tại châu Âu, 791 cửa hàng ở Trung Quốc - thị trường lớn thứ 2 sau Nhật Bản.

Cửa hàng của Uniqlo tại Ginza (Tokyo).

Cửa hàng của Uniqlo tại Ginza (Tokyo).

Theo báo cáo tài chính vào tháng 8/2019, doanh thu thường niên của tập đoàn này lên đến 20,9 tỷ USD, trong đó, Uniqlo vẫn chứng minh là cỗ máy kiếm tiền khủng khi đóng góp tỉ trọng tới 83% trong doanh thu hợp nhất của Fast Retailing.

Mới đây, ông đã gây choáng khi tuyên bố sẽ cố gắng đưa tập đoàn Fast Retailing của mình trở thành tập đoàn thời trang lớn nhất thế giới vào năm 2020 với doanh thu mỗi năm khoảng 5.000 tỷ yên, tức khoảng 25 tỷ USD.

Tính đến năm 2021, Fast Retailing hiện có vốn hóa hơn 103 tỷ USD, cao hơn vài tỷ USD so với Inditex - công ty mẹ Zara (98 tỷ USD). Giá cổ phiếu hãng bán lẻ thời trang Nhật Bản đã tăng đều đặn từ tháng 8 năm ngoái.

Cậu bé 13 tuổi tạo ra tiền điện tử mới, quản lý tài sản trị giá 160 tỷ

Gajesh Naik là nhà phát triển đằng sau giao thức DeFi, quản lý gần 7 triệu USD (hơn 160 tỷ VND) tiền điện tử. Và nhà phát...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Minh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN