Chân dung 3 đại gia Việt giàu kếch xù sau khi ra tù, cuộc đời ly kỳ như phim
Những đại gia này có điểm chung là gây dựng lại sự nghiệp sau khi ra tù, hiện đang sở hữu khối tài "khủng".
Đại gia Hải đồ cổ
Đại gia đất cảng Hải đồ cổ là cái tên nổi danh trên chốn thương trường. Cách đây 30 năm, khối tài sản của ông "khủng" đến mức ai nghe cũng choáng váng. Nhưng sau đó, cuộc đời của ông trải qua nhiều thăng trầm, từng ở đỉnh cao nhưng cũng có lúc trắng tay, 4 lần vào tù ra tội. Dù vậy, ý chí làm giàu của ông chưa bao giờ bị dập tắt.
Hải đồ cổ tên thật là Bùi Xuân Hải, sinh năm 1943, quê ở Hưng Yên nhưng sống ở Hải Phòng. Từ nhỏ ông đã học rất giỏi, từng đạt học sinh giỏi quốc gia và được tuyển thẳng vào Khoa địa lý Kinh tế, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ra trường, ông làm giáo viên dạy môn địa lý tại Trường PTTH Phù Cừ (Hưng Yên).
Đại gia đất cảng Hải đồ cổ là cái tên nổi danh trên chốn thương trường.
Trong quá trình làm thầy giáo ở Hưng Yên, ông được học sinh tặng 1 chiếc bình cắm hoa. 5 năm sau đó, một người bạn của ông đến nhà chơi và phát hiện ra đây là chiếc bình bát tiên, thuộc loại tối cổ, đời Tống nên nằng nặc đòi mua lại với giá 2 cây vàng nhưng ông không bán. Sau đó, người bạn này trả lên 7 cây vàng, lúc đó ông mới gật đầu đồng ý.
Cuộc đời của ông từ một thầy giáo nghèo bỗng sang trang mới nhờ chiếc bình cổ. Ông nảy sinh ý định thu mua lại tất cả những thứ bình lọ cũ kỹ. Thời đó, người dân chưa biết giá trị của những thứ đồ cổ nên khi có người hỏi là họ bán ngay. Vì vậy, ông mua được nhiều món đồ đắt giá, bán lại cho dân chơi đồ cổ khắp cả nước và thu về khoản lợi nhuận "khủng". Sau 10 năm kinh doanh đồ cổ, ông đã có trong tay 10 tấn vàng. Cái tên Hải đồ cổ vang danh khắp nơi.
Tuy nhiên, năm 1981, ông bị bắt vì tội buôn hàng quốc cấm khi đang mang 1,7kg vàng vào Bình Thuận để đi mua đồng đen, ông phải ngồi trại giam 2 tháng.
Ra tù, ông thành lập Công ty thiết bị giáo dục nhưng vận đen tiếp tục đeo bám. Năm 1986, ông bị bắt vì tội đầu cơ đồ cổ, lĩnh án 20 tháng tù.
Ra tù, ông lại tiếp tục mở xí nghiệp kinh doanh Havico - chuyên sản xuất đồ gốm sứ và đồ giả cổ. Đến năm 1994, ông Hải lại bị công an Hà Nội bắt vì tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đọa tài sản sau sự cố nợ một công ty xuất nhập khẩu 400.000 USD. Ngày ra tòa, ông tự bào chữa cho mình. Sau gần 5 năm đấu tranh, tới năm 1995, ông được trả tự do nhưng sản nghiệp mất trắng.
7 năm sau đó, một lần nữa, ông lại bị bắt giam và lãnh án 14 tháng tù vì vi phạm Luật đất đai.
Cuộc đời của đại gia Hải đồ cổ ly kỳ như phim
Cuộc đời ông trải qua quá nhiều thăng trầm, biến cố nhưng không thể đánh bại được ý chí làm giàu và gây dựng sự nghiệp của vị đại gia “quái kiệt” này.
Sau khi ra tù, ông nhanh chóng lập xưởng sứ cao cấp vẽ vàng ròng lên đồ sứ trước khi đem nung. Đây cũng là trung tâm đào tạo nghề cho các học viên đủ thành phần, lứa tuổi, đến từ nhiều vùng miền.
Giờ đây, khi đã ở tuổi 70, đại gia đất Cảng vẫn đam mê với công nghệ kỹ thuật cao - vẽ vàng lên sứ. Những sản phẩm của ông được nhiều đối tác nước ngoài khen ngợi.
Đại gia Lê Ân
Ông Lê Ân sinh năm 1938, là con thứ 5 trong một gia đình đông anh em ở Quảng Nam, có tuổi thơ nghèo khó, túng thiếu.
Thời trẻ ông mưu sinh đủ nghề để kiếm sống. Nhờ được lộc buôn bán, ông phất lên như diều gặp gió. Một lần, ông tiếp vị khách lạ trong cửa hàng may mặc, người này dạy cho ông nghề may áo vest.
Sau đó, ông dồn toàn bộ vốn để mở tiệm chuyên may đồ vest với tên gọi Chiến's Tailor ở Sài Gòn. Tiệm may này nhanh chóng trở thành một trong những tiệm may vest hàng đầu Sài Gòn.
Thêm vốn, ông bắt đầu mở rộng thêm các ngành nghề kinh doanh khác như thành lập xưởng sản xuất giày dép da hiệu Italy, kinh doanh xe lam, xe buýt, thành lập công ty kinh doanh địa ốc, mua trái phiếu...
Đại gia Lê Ân có tuổi thơ nghèo khó nhưng phất lên nhanh chóng nhờ có tài buôn bán
Những năm 1980, ông thành lập ngân hàng tư nhân nhưng mất sạch sau 1 đêm. Không nản lòng, ông bắt đầu lại bằng cách xin đấu thầu thu gom phế liệu thời hậu chiến và thành lập tiệm vàng Chiến Thành với giấy phép kinh doanh là gia công vàng nữ trang.
Thế nhưng, mỗi đêm tiệm vàng Chiến Thành lại âm thầm phân kim hàng chục lượng vàng từ nhiều nguồn khác nhau để bán lại. Chính vì hành vi này mà ông bị bắt và phải đi cải tạo một thời gian.
Hết thời hạn cải tạo, ông gây dựng lại sự nghiệp bằng cách mở cửa hàng bán phụ tùng, sản xuất khung xe đạp, mua bán vải nhưng vận đen cứ đeo bám. Lần này, ông bị vợ lừa hết tài sản.
Tháng 1/2000, ông lại bị kết án 12 năm tù về tội cố ý làm trái, gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP Vũng Tàu, khi đó ông là Chủ tịch HĐQT… Thụ án hơn 5 năm tù, ông được thả tự do trước thời hạn.
Đại gia Lê Ân tổ chức đám cưới với người vợ thứ 6 mới 19 tuổi gây xôn xao
Ông tiếp tục làm lại cuộc đời bằng cách mở các shop quần áo, quầy thuốc tây, tài sản mỗi ngày tích tụ nhiều thêm. Ông có tất cả 6 người vợ nhưng 3 trong số họ đã từng phản bội khiến ông trắng tay. Người vợ thứ 6 chính là cuộc hôn nhân ồn ào nhất khiến người ta biết đến nhiều hơn cái tên Lê Ân. Theo đó, năm 2012, dù đã 74 tuổi, ông lên xe hoa với người vợ thứ 6 mới 19 tuổi. Ông bỏ ra 10 tỷ đồng để mua 1 chiếc ô tô hiệu BMW-B7 đời 1011 màu trắng làm xe đưa dâu. Chưa kể những thông tin về khoản tiền 5 tỷ đồng mà ông dùng làm tiền dẫn cưới. Trong những lần chia sẻ với báo chí, ông không ngớt lời khen ngợi người vợ trẻ này.
Trải qua nhiều thăng trầm với chặng đường dài lập nghiệp gian truân, ông Lê Ân hiện được biết đến là chủ Khu Du lịch Chí Linh tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đại gia này từng tuyên bố, hiện công việc kinh doanh của ông khá thuận lợi với số vốn lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Đại gia thủy sản Dương Ngọc Minh
Ông Dương Ngọc Minh sinh năm 1965 ở TP.HCM. Ông từng có 6 năm ngồi tù và hiện đang là doanh nhân giàu thứ 2 trong lĩnh vực thủy sản.
Sau ngày đất nước thống nhất, ông thành lập Nông trường Duyên Hải, áp dụng thí điểm mô hình nuôi tôm, lấy thu bù chi. Năm 1984, ông được bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc công ty Đông lạnh Hùng Vương, một doanh nghiệp nhà nước tại quận 6, TPHCM.
Ông Dương Ngọc Minh trải qua nhiều gian nan, từ chặng đường lập nghiệp chông gai, quá khứ tù tội rồi tới vị thế đỉnh cao trên thương trường
Sau một thời gian hoạt động, công ty Hùng Vương nhanh chóng vươn lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, giá trị hơn 30 triệu USD/năm. Năm 1995, tỷ giá USD biến động chóng mặt khiến công ty lâm vào vỡ nợ, phá sản. Giám đốc Dương Ngọc Minh phải ra tòa và nhận án tù vì tội cố ý làm trái quy định nhà nước gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng.
Trong phiên tòa phúc thẩm, ông bị buộc thêm tội lập quỹ trái phép và lãnh án 10 năm tù. Sau 6 năm cải tạo, ông được đặc xá trước thời hạn.
Năm 2003, sau khi ra tù, thay vì chấp nhận lời mời phụ việc cho người quen, ông đã quyết làm lại từ hai bàn tay trắng. Ông vay mượn rồi mở công ty thủy sản, vẫn giữ tên Hùng Vương đã từng gắn bó với mình từ thủa ban đầu. Nhưng thay vì chọn hàng tôm, ông chuyển sang cá tra là sản phẩm chủ lực.
Với tài kinh doanh với sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt thị trường, ông đã gặt hái được nhiều thành công, liên tiếp mở rộng quy mô, bành trướng thị trường. Doanh thu doanh thu từ không đầy 5.000 tỷ đồng vào năm 2010 tăng lên gần 15.000 tỷ đồng vào năm 2014.
Với những thành công đó, đại gia Dương Ngọc Minh được gọi là “vua cá tra”. Bên cạnh đó, tên ông cũng xuất hiện trong danh sách những người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt.
Đến nay Hùng Vương có 6 nhà máy chế biến cá, gồm 12 phân xưởng, công ty hoàn toàn chủ động nguyên liệu sản xuất, khả năng xử lý từ 1.000-1.100 tấn nguyên liệu/ngày.
Sở hữu khối tài sản đồ sộ và gia thế nhưng những doanh nhân này thực sự nổi tiếng và được nhiều người biết đến...
Nguồn: [Link nguồn]