5 đại gia Việt "giàu sụ" có sở thích kỳ quái, chi "núi tiền" mua quan tài
Sở hữu khối tài sản siêu khủng, những đại gia này sẵn sàng chi "núi tiền" để thực hiện những sở thích kỳ quái.
Đại gia chi tiền sắm quan tài bạc tỷ
Chắc hẳn trong làng đại gia ai cũng biết đến ông P. - một doanh nhân kinh doanh vàng bạc đá quý ở chợ Lớn, TP.HCM.
Đại gia này đã chi 500 triệu tiền cọc cho một cơ sở để làm một cỗ quan tài theo yêu cầu. Ngoài tiền công, nếu làm đẹp, người thợ sẽ được nhận thêm 1,5 tỷ đồng tiền thưởng.
Chiếc quan tài 7 tỷ đồng của một đại gia Sài Gòn
Được biệt, ông P. làm kinh doanh nên mê tin. Khi xem bói, thầy phán nếu chết xuống cõi âm mà muốn tiếp tục ăn nên làm ra thì phải chạm trên quan tài một đôi cá chép, thỏi vàng và 2 chữ Tài - Lộc. Khi cỗ quan tài của ông P. làm xong, rất nhiều người kéo đến xem, vì trong đời họ chưa bao giờ thấy một cỗ quan tài nào chạm trổ kỳ công, lại dát vàng, đá quý bóng loáng như thế.
Theo một người kinh doanh hòm ở TP.HCM, giá cả của chiếc hòm phụ thuộc vào họa tiết nhiều hay ít, nếu yêu cầu chạm khắc công phu thì loại gỗ làm quan tài đó phải thuộc loại tốt và dày trên 10cm. Đó chỉ là tiền gỗ và tiền công, các đại gia còn chi tiền để đính thêm đá liệu, dát vàng.
Đại gia Hòa Bình xây lăng mộ chờ ướp xác
Ở Sơn Lâm, Lương Sơn, Hoà Bình, hầu như ai cũng biết đến biệt danh "Đức gấu". Ông là Nguyễn Công Đức, người Hà Nội chính gốc nhưng đã chuyển lên đây sống từ nhiều năm nay. Ông không chỉ nổi tiếng vì nuôi gấu mà còn tự xây dựng khu lăng mộ chờ ướp xác mình. Hầm mộ của ông được xây dựng năm 2000, hoàn thiện năm 2006, theo hướng Tây Bắc.
Được biết, để xây lăng mộ cho mình, ông Đức đã ngao du khắp Việt Nam rồi sang cả Trung Quốc, Ấn Độ để tìm hiểu kỹ thuật ướp xác. Sau đó, phải mất 3 năm rưỡi thuê 30 thợ lành nghề kỳ công đẽo đục đá trên đỉnh một ngọn núi ở Lương Sơn (Hòa Bình) sâu cả chục mét để làm hai hầm mộ chuẩn bị cho việc ướp xác khi ông và vợ về với tổ tiên.
Đại gia Đức "gấu".
Một người làm công của ông Đức cho biết, để có lối đi và đào được một hệ thống hang động chằng chịt, ông Đức đã thuê 30 người đục đẽo đá trong vòng 3 năm. Số tiền chi cho việc xây ngôi mộ có một không hai này không được ông Đức tiết lộ, tuy nhiên, theo nhận định của nhiều người đây hẳn là một con số rất lớn.
"Ướp xác hẳn là cái "sự khó", nên tôi thử xem nó khó thế nào. Với lại, người già thường hay lo đến chuyện hậu sự. Tào Tháo lo từ khi 36 tuổi, Thành Cát Tư Hãn cũng lo xây mộ mình lúc 38 tuổi, lúc xây mộ tôi cũng ở cái tuổi "thất thập", lo đến chuyện hậu sự cũng là vừa rồi...", ông Đức từng chia sẻ .
Đại gia "khùng" bỏ 200 tỷ để xây dựng đường hầm điêu khắc dưới lòng đất
Ông Trịnh Bá Dũng - Chủ tịch Hội đồng quản trị của Cty CP Đà Lạt Star được biết đến là một trong những đại gia "chơi ngông" khi chi 200 tỷ để xây dựng đường hầm điêu khắc dưới lòng đất ở Đà Lạt.
Ông Dũng quê ở Thanh Hóa, học xong đại học hàng hải, ông Dũng vào Sài Gòn kiếm việc sinh sống. Một thời gian sau, ông đi tu nghiệp ở Đức rồi về cùng bạn bè mở công ty xây dựng, sau đó anh chuyển công ty lên Đà Lạt. Nhân một buổi đi thăm thú hồ Tuyền Lâm, ông Dũng chợt nhận ra cái màu đất ba-dan đỏ tươi dưới chân mình sẽ là nguồn nguyên liệu vô cùng phong phú cho công trình dị biệt của mình. Thế là ý tưởng ngôi nhà đất vụt hiện.
Đại gia Trịnh Bá Dũng, tác giả công trình đường hầm điêu khắc
Được biết, công trình này được khởi công xây dựng từ năm 2010, thực hiện bằng việc khoét núi cùng tạo hình bằng đất đỏ ba-dan tại chỗ, hoàn toàn có thể chịu đựng được các tác động, biến đổi của thời tiết. Đường hầm này dài 1,2 cây số, rộng từ 5-8m, chỗ cao nhất 12 m. Đây sẽ là đường hầm điêu khắc dài nhất thế giới.
Ông Trịnh Bá Dũng từng tiết lộ mục đích chính của công trình là muốn để lại cho đời một cái gì đó ý nghĩa chứ không chỉ đơn thuần là thu lợi nhuận. Điểm thú vị trong đường hầm là, mọi người có thể chiêm ngưỡng mô hình kiến trúc và văn hóa độc đáo xưa bởi từ hình ảnh ga xe lửa, dinh Bảo Đại cho đến khách sạn Palace, nhà thờ Con Gà.
Đại gia dùng 140 cây vàng dát nhà vệ sinh
Năm 2014, một đại gia Hà Nội đã bỏ ra 140 cây vàng để dát vàng cho cả toilet căn hộ. Từ giá treo khăn, tới vòi hoa sen, vòi rửa thậm chí là cả hộp đựng giấy vệ sinh của phòng tắm được mạ vàng.
Vòi hoa sen và các phụ kiện vệ sinh dát vàng
Được biết, toà nhà của vị đại gia này được hoàn thiện theo tiêu chuẩn sang trọng bậc nhất với thang máy, phào của sảnh toà nhà, thiết bị vệ sinh căn hộ mạ vàng 24K và thanh lan can căn hộ được mạ vàng 18K. Không những vậy, sảnh và nhà vệ sinh cũng được lát đá marble, loại đá có mức giá gấp 10 lần gạch thông thường. Nước sinh hoạt là loại nước tinh khiết có thể uống ở bất cứ đâu.
Ông quyết định mạ vàng cho công trình, để "vừa khẳng định sự vĩnh cửu, vì vàng không bị oxy hóa, vừa tăng thêm giá trị cho căn hộ, mà người mua hoàn toàn không phải trả thêm chi phí này". Để mạ vàng như ý, ông đã lập riêng một xưởng mạ vàng.
Đại gia Lê Ân chi 6 tỷ mua giường nhưng không phải để ngủ
Đại gia Lê Ân được biết đến không chỉ bởi ông sở hữu khối tài sản "siêu khủng" mà còn thuộc vào hàng “đại gia” các bà vợ. Cho tới giờ, ông đã lấy tổng cộng tới 6 người vợ. Năm 2012, dù đã 74 tuổi, đại gia Lê Ân vẫn khiến người dân Vũng Tàu tiếp tục xôn xao khi tổ chức đám cưới với người vợ thứ 6 mới 19 tuổi.
Đại gia Lê Ân từng chi số tiền khủng mua chiếc giường Hoàng gia. Chiếc giường có tên Royal Bed có giá 175.000 USD, cộng thêm phí đóng gói 1.920 USD và tiền vận chuyển bằng máy bay 9.600 USD. Về đến Việt Nam, ông Lê Ân phải đóng thêm thuế nhập khẩu gần 1,5 tỷ đồng. Tổng cộng, chiếc giường có giá gần 6 tỷ đồng.
Chiếc giường 6 tỷ được đại gia Lê Ân đặt mua
Phần màn treo quanh giường được thêu từ hơn 2.500 km sợi lụa bởi các thợ thủ công của nhãn hàng xa xỉ Hermes. Đây là 1 trong 60 chiếc giường hoàng gia duy nhất trên thế giới của hãng Savior Beds.
Theo đại gia Lê Ân, ông mua giường không phải để ngủ mà chỉ muốn vinh danh con người và đất nước Việt Nam.
Đây là những gương mặt "nổi như cồn" trên đất Mỹ vì sự giàu có, giỏi giang cùng những thương vụ làm ăn đình...
Nguồn: [Link nguồn]