4 điều không nên ủy quyền cho nhân viên

Là một nhà quản lý, bạn biết rằng mình cần phải ủy thác nhiều nhiệm vụ mà bạn phải chịu trách nhiệm cuối cùng nếu muốn thành công trong việc đạt được mục tiêu của mình. Tuy nhiên, có một số nhiệm vụ rõ ràng không nên được ủy thác vì chúng sẽ khiến bạn không nắm rõ tình hình thực tế của đội nhóm, dẫn đến những lời chỉ trích hoặc biến bạn trở thành nhà quản lý kém cỏi.

Dưới đây là một số nhiệm vụ mà bạn không nên ủy thác cho nhân viên cấp dưới của mình bằng mọi giá, hãy cùng tham khảo nhé!

Tìm việc làm hiệu quả từ các công ty hàng đầu tại Careerlink.vn

Đưa ra tầm nhìn của doanh nghiệp

Theo Trưởng phòng Tư vấn Tuyển dụng CareerLink, tầm nhìn là bản chất của lãnh đạo, vì vậy nếu người quản lý cố gắng bàn giao việc tạo ra tầm nhìn của công ty cho người khác (một nhà tư vấn, một nhóm hoặc một thành viên trong nhóm), thì đồng nghĩa với việc họ cũng ủy thác việc lãnh đạo của họ. Chắc chắn, để nhiều người tham gia vào việc tạo ra tầm nhìn của tổ chức là một ý tưởng tốt. Tuy nhiên, đây là việc mà người quản lý sẽ đưa ra ý tưởng, trực tiếp nghiên cứu, tham gia vào việc bàn bạc và đưa ra quyết định cuối cùng.

4 điều không nên ủy quyền cho nhân viên - 1

Tuyển dụng và xây dựng đội nhóm

Đây là điều không thể ủy thác, vậy nên tốt nhất là bạn nên bắt đầu học hỏi và rèn luyện nhiều hơn về nó. Công việc của người quản lý là tuyển dụng những người giỏi nhất, phù hợp với họ trong công việc, đặt ra các trách nhiệm, mục tiêu và thúc đẩy nhóm để họ được truyền cảm hứng nhằm hoàn thành công việc tốt nhất có thể. Do đó, đừng để bản thân phụ thuộc quá nhiều vào người khác trong quá trình quan trọng này. Hãy kiểm tra lại một lần nữa hồ sơ của ứng viên, xác minh những điều họ nói, thu thập các thông tin giá trị, điều này sẽ giúp bạn trở thành người quản lý tốt hơn cho ứng viên nếu được tuyển dụng.

4 điều không nên ủy quyền cho nhân viên - 2

Tạo nền văn hóa công ty vững mạnh

Văn hóa là một phần tất yếu trong việc xây dựng nền tảng đặc trưng trong mỗi cộng đồng doanh nghiệp. Văn hóa ở đây được phân thành rất nhiều phần nhỏ, có thể là văn hóa công sở, văn hóa làm việc, văn hóa trong giao tiếp… Nhưng nhìn chung thì những cơ sở văn hóa ấy đều góp phần đẩy mạnh sự phát triển bền vững của công ty. Đây là nhiệm vụ của toàn bộ nhân viên nhưng chịu trách nhiệm chính vẫn là người lãnh đạo, người trực tiếp nhìn nhận, phân tích đánh giá toàn bộ môi trường, từ đó có hướng điều chỉnh phù hợp. Điều này giúp hạn chế những luồng tư tưởng văn hóa lệch lạc, manh mún xuất hiện trong các phòng ban, gây ra sự kém thống nhất và lâu dần có thể tạo ra chia rẽ nội bộ. Vì vậy vai trò của lãnh đạo là sáng suốt nhìn ra những điểm chung, từ đó kết nối tất cả trở thành tập thể vững mạnh.

Khen ngợi và kỷ luật

Các nhân viên sẽ hoàn toàn tin tưởng và trung thành hơn với người dành cho họ lời khen ngợi và khuyến khích, và càng đảm nhận vị trí cao ở công ty thì việc tự mình thực hiện các hoạt động này càng quan trọng. Tương tự như vậy, mặc dù kỷ luật hay phê bình nhân viên có thể là một nhiệm vụ khó chịu nhất của người quản lý nhưng cũng không nên được giao cho cấp dưới mà bắt buộc bạn phải hiện diện. Một số nhà quản lý thường sẽ “chuyển lời” kỷ luật cho cho người quản lý nhân sự. Tuy nhiên, điều này là không nên bởi hoàn toàn thiếu tôn trọng nhân viên. Nếu phải đưa ra các tin tức tiêu cực, hãy tự mình thực hiện điều đó.

Bất kỳ nhà quản lý nào trên thế giới đều hiểu sức mạnh của việc ủy quyền. Nhưng các nhà lãnh đạo giỏi nhất sẽ có những điều họ luôn giữ trong danh sách nhiệm vụ của họ, bất kể vai trò của họ quyền lực và quan trọng thế nào. 4 điều được chia sẻ trên đây nằm trong những điều như thế. Nếu bạn bất chấp ủy thác chúng sẽ chỉ làm ảnh hưởng xấu đến khả năng của bạn với tư cách là nhà quản lý đồng thời gây nguy hại đến việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tiến Huy ([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN