3 đại gia vẫn bỏ túi cả trăm tỷ đồng bất chấp đà lao dốc của thị trường chứng khoán

Bất chấp các chỉ số chứng khoán tiếp tục lao dốc mạnh trong tuần giao dịch vừa qua, 3 đại gia này vẫn bỏ túi thêm số tiền cả trăm tỷ đồng mỗi người.

Trong phiên giao dịch ngày 22/4, chỉ số VN-Index cắt đứt chuỗi 6 phiên giảm liên tiếp khi ghi nhận mức tăng 9,02 điểm, kết phiên ở mức 1.379,23 điểm; trong khi chỉ số HNX-Index tiếp tục ghi nhận phiên giảm thứ 7 liên tiếp khi tiếp tục giảm 7,49 điểm, xuống mức 359,12 điểm.

Xét cho cả tuần giao dịch từ ngày 18 đến 22/4, VN-Index giảm tổng cộng 79,33 điểm (-5,44%); HNX-Index giảm 57,59 điểm (-13,82%).

Đà lao dốc của thị trường chứng khoán trong tuần tuần giao dịch từ 18 đến 22/4 đã khiến nhiều đại gia bị thổi bay từ vài chục tỷ đến vài nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, đi ngược xu hướng giảm của thị trường 3 đại gia gồm bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Hồ Xuân Năng và bà Trần Thị Vân Loan vẫn ghi nhận khối tài sản tăng thêm hàng trăm tỷ đồng.

Trong đó, khối tài sản của Phó Chủ tịch HĐQT & Tổng Giám đốc CTCP Hàng không VietJet, Nguyễn Thị Phương Thảo ghi nhận mức tăng mạnh nhất với số tiền tăng thêm là gần 468 tỷ đồng.

Theo đó, khối tài sản của bà Thảo ở cổ phiếu VJC ghi nhận tăng 554 tỷ đồng, nhưng khối tài sản ở HDB của nữ đại gia Hà Nội ghi nhận mức giảm hơn 86 tỷ đồng. Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/4, khối tài sản nữ đại gia người Hà Nội nắm giữ có giá thị trường khoảng 35.175 tỷ đồng.

3 đại gia Việt vẫn bỏ túi hàng trăm tỷ đồng bất chấp đà lao dốc của thị trường chứng khoán trong tuần vừa qua

3 đại gia Việt vẫn bỏ túi hàng trăm tỷ đồng bất chấp đà lao dốc của thị trường chứng khoán trong tuần vừa qua

Khối tài sản của ông Hồ Xuân Năng Chủ tịch của CTCP Vicostone (VCS) cũng ghi nhận mức tăng thêm gần 310 tỷ đồng nhờ cổ phiếu VCS ghi nhận mức tăng nhẹ 2.000 đồng/cổ phiếu trong tuần giao dịch mà chỉ số HNX ghi nhận mức giảm thêm 57,59 điểm (-13,82%). Tính theo giá thị trường, khối tài sản ông Hồ Xuân Năng đang nắm giữ có giá trị hơn 15.877 tỷ đồng.

Đại gia ghi nhận mức tăng tài sản thêm trăm tỷ đồng thứ 3 trong tuần giao dịch vừa qua là bà Trần Thị Vân Loan – Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Cửu Long An Giang (ACL).

Trong tuần giao dịch từ ngày 18 – 22/4, ACL của bà Loan thậm chí là một trong những mã cổ phiếu tăng mạnh nhất bất chấp VN-Index tiếp tục lao dốc mạnh. Theo đó, ACL ghi nhận mức tăng thêm 4.850 đồng/cổ phiếu tương đương mức tăng 18,65% so với giá kết thúc phiên cuối tuần liền trước. Nhờ đà tăng của ACL, khối tài sản của bà Loan tăng thêm gần 129 tỷ đồng. Tính theo giá thị trường, khối tài sản bà Vân Loan nắm giữ có trị giá hơn 817 tỷ đồng.

ACL ghi nhận mức tăng mạnh trong bối cảnh VN-Index lao dốc là do Công ty này vừa mang về hơn 62 tỷ đồng lãi ròng trong quý 1/2022, gấp 6 lần so với cùng kỳ. Trong năm 2021, cứ 100 đồng doanh thu thì Cửu Long An Giang lãi ròng 3,5 đồng. Qua quý 1/2022, con số này lên tới hơn 19 đồng. Năm 2022, ACL đặt mục tiêu doanh thu 1.450 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 200 tỷ đồng.

Sau đà tăng tích cực của chỉ số VN-Index trong phiên giao dịch ngày 22/4 vừa qua, các chuyên gia của CTCK MB (MBS) nhận định thị trường có thể còn tiếp tục những phiên test cung trong những phiên sắp tới với thanh khoản ở vùng 20.000 – 25.000 tỷ/phiên ở sàn HSX. Tín hiệu phục hồi của thị trường vẫn nằm ở các nhóm cổ phiếu mang tính dẫn dắt như ngân hàng, thép, bất động sản,… với thanh khoản thị trường tăng dần cho thấy nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội trong bối cảnh các mã cổ phiếu chiết khấu về mức hấp dẫn, do vậy nhóm cổ phiếu bluechips hoạt động rất sôi động trong phiên 22/4. Nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ danh mục và quan sát diễn biến thị trường ở vùng hỗ trợ 1.350 – 1.370 điểm, trong kịch bản lạc quan thị trường có thể hồi về vùng 1.425 điểm.

Trong khi đó, nhận định về thị trường chứng khoán Việt Nam trong tuần giao dịch tiếp theo, các chuyên gia của CTCK KB Việt Nam cho rằng Việc chỉ số sớm hồi phục sau khi về gần vùng hỗ trợ 1.35x và sự xuất hiện của mẫu nến Doji với bóng dưới dài đã giúp trạng thái thị trường trở nên cân bằng hơn. Mặc dù vậy, VNIndex nhiều khả năng sẽ còn trải qua diễn biến rung lắc mạnh trong những phiên kế tiếp và cơ hội tạo đáy, hồi phục thành công vẫn chưa được đánh giá cao chừng nào chỉ số chưa vượt được vùng cản quanh 1.400 điểm.

Nhà đầu tư được khuyến nghị hạ tỷ trọng các vị thế trading trong các nhịp hồi sớm và chỉ gia tăng tỷ trọng trở lại nếu về vùng hỗ trợ đối với các cổ phiếu mục tiêu.

Các chuyên gia của chứng khoán Aseansc nhận định thị trường tiếp tục phát ra những tín hiệu tích cực trong phiên giao dịch ngày 22/4, khi đà giảm tiếp tục chững lại trong bối cảnh thanh khoản tăng nhẹ và duy trì ở mức cao hơn trung bình 20 phiên. Điều này cho thấy lực cầu bắt đáy hoạt động rất tích cực và áp lực giải chấp bắt đầu suy yếu. Dự báo trong phiên giao dịch đầu tuần tới, chỉ số VN-Index sẽ có quán tính tăng điểm để kiểm định vùng kháng cự gần 1.380 – 1.390 điểm, và xa hơn là vùng kháng cự 1.400 – 1.410 điểm. Sự rung lắc có thể diễn ra ở vùng giá cao khiến VN-Index có thể sẽ thu hẹp đà tăng về phía cuối ngày.

Nguồn: [Link nguồn]

Tân Chủ tịch FLC Faros là ai, sở hữu khối tài sản thế nào?

Công ty CP Xây dựng FLC Faros mới đây đã bổ nhiệm Chủ tịch mới sau khi bà Hương Trần Kiều Dung bị bắt vì liên quan đến vụ án thao túng thị trường chứng khoán của cựu Chủ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Nam ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN