Vượt “bão” COVID-19, những “ông lớn” có lợi nhuận khủng tăng hàng chục lần là ai?
Ngược sóng CoVid-19, kết quả kinh doanh (đơn lẻ và hợp nhất) quý 3/2020 cho thấy có những doanh nghiệp đã báo lãi tăng hơn 10 lần, thậm chí tăng tới 80 lần so với cùng kỳ.
Theo thống kê của VietstockFinance, hiện đã có tới 13 doanh nghiệp báo lãi tăng trưởng hơn 10 lần cùng kỳ, trong đó top đầu là những doanh nghiệp ngành y tế, chăn nuôi, bất động sản công nghiệp...
Top 20 doanh nghiệp niêm yết tăng trưởng lãi ròng nhiều nhất trong quý 3/2020. Đvt: Triệu đồng
Tính đến hết ngày 24/10, đã có 400 doanh nghiệp niêm yết công bố kết quả kinh doanh (đơn lẻ và hợp nhất) quý 3/2020. Tổng doanh thu thuần và lãi ròng ghi nhận ở mức 11,616 tỷ đồng và 140 tỷ đồng, lần lượt tăng 5.4% và giảm 2.7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, 343 đơn vị báo lãi (169 đơn vị có lãi tăng trưởng) và 57 đơn vị thua lỗ (chưa xét đến nhóm ngân hàng).
Đứng đầu trong danh sách có tăng trưởng cao nhất là hãng thiết bị y tế Danameco (HNX: DNM), ghi nhận lãi ròng 4.8 tỷ đồng trong quý 3, tăng 80 lần.
DNM ghi nhận lãi ròng 4.8 tỷ đồng trong quý 3, tăng 80 lần so với cùng kỳ
HNX: DNM tiếp tục có quý kinh doanh tăng trưởng mạnh nhờ cầu thị trường về các sản phẩm y tế, điển hình như khẩu trang, vẫn cao. Dù vậy, cần lưu ý mức lãi của DNM trong quý 3 giảm đáng kể so với 2 quý đầu năm nay, khi mảng kinh doanh khẩu trang nhận được hưởng lợi lớn từ dịch bệnh.
Cũng kinh doanh thuận lợi bất chấp tình hình dịch bệnh, Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HOSE: DBC) đem về gần 2,550 tỷ đồng doanh thu thuần và 387 tỷ đồng lãi ròng trong quý 3, lần lượt tăng 41% và gấp 20 lần cùng kỳ. Về tình hình tài sản, đến cuối tháng 9, DBC có tổng tài sản hơn 10,214 tỷ đồng, tăng hơn 6% so với đầu năm. Công ty đang nắm lượng hàng tồn kho hơn 2,477 tỷ đồng, tăng 11%.
Nhờ phục hồi ngành chăn nuôi đã giúp DBC đem về gần 2,550 tỷ đồng doanh thu thuần và 387 tỷ đồng lãi ròng trong quý 3, lần lượt tăng 41% và gấp 20 lần cùng kỳ
Giải trình cho kết quả này, Đại diện công ty cho biết nhờ sự phục hồi của ngành chăn nuôi giúp các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi và công ty chăn nuôi trong tập đoàn hoạt động có hiệu quả. Nếu so sánh cùng kỳ năm ngoái, doanh thu thấp do chịu ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi.
Bên cạnh đó, một số dự án đi vào hoạt động có hiệu quả khác như Nhà máy dầu thực vật Dabaco, Nhà máy chế biến trứng ăn liền DeVi, Khu chăn nuôi lợn công nghệ cao Dabaco Tuyên Quang…
Một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản khu công nghiệp cũng có báo cáo lãi gấp 15 lần trong quý 3 là Thống Nhất (HNX: BAX). Kết quả này chủ yếu nhờ việc ghi nhận doanh thu bán đất nền, nhà ở dự án Khu Trung tâm dịch vụ Khu công nghiệp.
Bên cạnh các doanh nghiệp có lợi nhuận “khủng”, trong quí 3 nhiều doanh nghiệp ngành thủy điện, dầu khí báo lỗ dù cùng kỳ năm trước có lãi.
Đáng chú ý trong quý 3 năm nay là việc ông lớn ngành điện - Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (HOSE: NT2) ghi nhận lỗ ròng gần 6 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên doanh nghiệp này báo lỗ kể từ năm 2014.
Cũng gây bất ngờ là việc Thủy điện Miền Nam (HOSE: SHP) báo lỗ gần 2 tỷ đồng trong quý 3 (cùng kỳ lãi ròng gần 129 tỷ đồng).
Điện lực Khánh Hòa (HOSE: KHP) lại gây thất vọng khi thua lỗ hơn 40 tỷ đồng trong quý 3, cũng là quý lỗ thứ 3 liên tiếp. Tính tới ngày 24/10, đây là doanh nghiệp niêm yết có kết quả lỗ nặng nhất quý 3.
Trong quý vừa qua, KHP ghi nhận doanh thu thuần gần 1,283 tỷ đồng, giảm 18% so cùng kỳ. Đáng chú ý, biên lãi gộp trong kỳ chỉ đạt 0.6% (quý 3/2019 hơn 10%), lãi gộp chỉ thu được hơn 8 tỷ đồng.
Áp lực chi phí vẫn cao khiến KHP lỗ hơn 40 tỷ đồng (cùng kỳ lãi ròng gần 87 tỷ đồng). Cộng với 2 quý bết bát đầu năm, doanh nghiệp thủy điện này lỗ lũy kế gần 271 tỷ đồng.
KHP cho biết do tác động của dịch Covid-19 cùng với chính sách miễn/giảm tiền điện cho khách hàng sử dụng khiến doanh thu tiền điện 9 tháng đầu năm giảm hơn 539 tỷ đồng so cùng kỳ.
Nếu so với GDP của Việt Nam năm 2019 thì doanh thu của Samsung bằng 26%.
Nguồn: [Link nguồn]