Vingroup xây dựng nhà máy sản xuất vaccine công suất từ 100 đến 200 triệu liều/năm

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Nhà máy sản xuất vaccine của Vingroup sẽ được xây dựng tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Đây là một trong năm công trình trọng điểm cấp bách được phép hoạt động trong thời gian Hà Nội thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 17.

UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt danh mục các dự án trọng điểm cấp bách được hoạt động trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Trong đó có Dự án Nhà máy sản xuất vaccine được xây dựng tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, huyện Thạch Thất, Hà Nội, do Công ty cổ phần Nghiên cứu và Sản xuất Vinsmart (thành viên của Tập đoàn Vingroup) làm chủ đầu tư.

Nhà máy sản xuất vaccine của Vingroup sẽ được xây dựng tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc

Nhà máy sản xuất vaccine của Vingroup sẽ được xây dựng tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc

CTCP Tập đoàn Vingroup (Mã CK: VIC ) được cho là đã tiếp cận đàm phán chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine phòng chống Covid-19 với Công ty Acturus (Mỹ). Theo Bộ Y tế, dự kiến tháng 8/2021, vaccine có thể bắt đầu thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam. Nhà máy sẽ có công suất từ 100 đến 200 triệu liều/năm.

Trước đó, tháng 6/2021, Vingroup đã ‘bắt tay’ với Viet A Corp thành lập CTCP Công nghệ sinh học Vinbiocare (Vinbiocare) với vốn điều lệ 200 tỉ đồng. Trong đó, Vingroup nắm chi phối với tỉ lệ sở hữu 69% vốn điều lệ (tương ứng 138 tỷ đồng), các cổ đông liên quan tới Viet A Corp sở hữu số cổ phần còn lại.

Vinbiocare đăng ký 12 ngành nghề kinh doanh, trong đó ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu bao gồm sản xuất vaccine, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học y, dược.

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2021, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng cho biết, Vinbiocare tạo ra môi trường, hệ sinh thái về công nghệ sinh học chứ không phải riêng vaccine. Tuy nhiên, trong giai đoạn Việt Nam chống Covid-19, Vinbiocare sẽ làm dự án vaccine phi lợi nhuận, không nhắm đến kinh doanh. Mọi chi phí sẽ cố gắng thu về nhưng nếu cần thiết sẽ tài trợ, hỗ trợ để dự án thành công.

"Hiện tại đất nước đang cần, chúng tôi làm vaccine. Nhưng dự án đó là phi lợi nhuận, tất cả chi phí chúng tôi sẽ cố gắng thu về, cần thiết sẽ tài trợ, thậm chí chấp nhận rủi ro ban đầu là thử nghiệm vaccine với các dự án chưa chắc đã thành công, đồng hành cùng dự án đó. Vì đơn giản nếu đợi đến khi thành công thì chưa chắc chúng ta đã mua được vaccine chứ đừng nói là chuyển giao công nghệ”, ông Vượng nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Bút bi Thiên Long lãi gần 1 tỷ đồng mỗi ngày, lợi nhuận nửa đầu năm gấp 10 lần cùng kỳ

Sau 6 tháng đầu năm, Bút bi Thiên Long lãi sau thuế 176 tỷ đồng, gấp 10 lần cùng kỳ và hoàn thành khoảng 63% kế hoạch cả...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN