Vietnam Airlines đang có bao nhiêu nợ quá hạn và nợ sắp phải thanh toán?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Nợ quá hạn của Vietnam Airlines tăng vọt lên hơn 13.300 tỷ đồng, trong khi nợ sắp đến hạn thanh toán cũng hơn 2.000 tỷ đồng.

Vietnam Airlines mới công bố số liệu cho biết đến ngày 30/6 doanh nghiệp đang có hơn 13.337 tỷ đồng nợ quá hạn các đối tác, nhà cung cấp.

Khoản nợ quá hạn lớn nhất của Vietnam Airlines là số tiền hơn 7.099 tỷ đồng thuê máy bay của 12 đối tác nước ngoài.

Nợ quá hạn nhiên liệu, sửa chữa bảo dưỡng động cơ, phụ tùng vật tư của Vietnam Airlines cũng ở mức 4.021 tỷ đồng từ nhiều đối tác trong và ngoài nước.

Vietnam Airlines đang có số nợ quá hạn và sắp đến hạn phải thanh toán lên tới hơn 15.400 tỷ đồng

Vietnam Airlines đang có số nợ quá hạn và sắp đến hạn phải thanh toán lên tới hơn 15.400 tỷ đồng

Vietnam Airlines có 1.847 tỷ nợ dịch vụ chuyến bay, dịch vụ hàng không của các đối tác trong nước như: Tổng công ty Quản lý bay (VATM), Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay (VAECO), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cùng các đối tác khác.

Hãng bay này còn có hơn 368 tỷ đồng nợ chi các dịch vụ khác.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng ghi nhận 2.053 tỷ đồng nợ đến hạn với các khoản vay tại các tổ chức tín dụng. Trong đó, Vietcombank là chủ nợ trong nước lớn nhất với khoản nợ 738 tỷ đồng lãi suất 4.2% và 390 tỷ đồng lãi suất 3,5%.

Ngân hàng BIDV với số dư nợ sắp đến hạn là 236 tỷ đồng lãi suất 4,6%. Ngân hàng, SeABank có dư nợ sắp đến hạn phải thanh toán là 400 tỷ đồng lãi suất 4,8% cùng nhiều tổ chức tín dụng quốc tế như: JP Morgan, Citibank và ING với số nợ mỗi nhà băng từ hơn 1,2 đến gần 7 triệu USD.

Tổng cộng nợ quá hạn và sắp đến hạn phải trả của Vietnam Airlines tính đến ngày 30/6 lên tới hơn 15.400 tỷ đồng.

Để giải quyết những khó khăn về tài chính đang phải đối mặt, Hội đồng quản trị (HĐQT) của Vietnam Airlines đang lên kế hoạch huy động 8.000 tỷ đồng từ việc phát hành 800 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Phần lớn số tiền này sẽ được Vietnam Airlines sử dụng để thanh toán các khoản nợ, bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh trong bối cảnh dòng tiền khó khăn. Số tiền này cũng giúp bảng cân đối kế toán của Vietnam Airlines mạnh hơn tránh việc âm vốn chủ trong tương lai.

Kế hoạch sử dụng 8.000 tỷ đồng sau khi phát hành được Vietnam Airlines công bố như sau: Trả nợ vay đến hạn cho các tổ chức tín dụng: 2.050 tỷ đồng.

Thanh toán nợ quá hạn và nợ đến hạn cho các đối tác, nhà cung cấp: 3.950 tỷ đồng và Bổ sung vốn lưu động để đảm bảo khả năng thanh toán, duy trì hoạt động kinh doanh trong tình hình dịch bệnh phức tạp; các khoản nợ đến hạn trong năm 2022, riêng quý 1/2022 dự kiến 2.500 tỷ đồng tại các ngân hàng: 2.000 tỷ đồng.

Bên cạnh việc huy động 8.000 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, đầu tháng 7 vừa qua Vietnam Airlines đã chính thức ký kết hợp đồng tín dụng với 3 ngân hàng thương mại gồm: Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank), Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB) với tổng số tiền 4.000 tỷ đồng.

Vietnam Airlines cho biết sẽ sử dụng nguồn lực này để thanh toán các khoản nợ quá hạn và thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh phát sinh tại thời điểm giải ngân, tuyệt đối không dùng cho các hoạt động đầu tư, mua sắm hay các hoạt động không trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh.

Nguồn: [Link nguồn]

Ngân hàng của nữ Chủ tịch trẻ nhất Việt Nam kinh doanh như thế nào?

Sau khi bổ nhiệm nữ Chủ tịch ngân hàng trẻ nhất Việt Nam, ngân hàng Kiên Long cũng báo lãi tăng tới 125% so với cùng kỳ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trung Kiên ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN