Thương vụ M&A đình đám: Nhìn lại "đám cưới" đặc biệt giữa BIDV và đại gia máu mặt Hàn Quốc
BIDV "bán mình" 15% cho đại gia KEB HANA Bank với giá 882 triệu USD (tương đương 20.295 tỷ đồng).
Thâu tóm và sáp nhập không chỉ là cách triệt hạ nhau mà còn là cách để "nương nhau cùng vượt lũ" trong bối cảnh đầy khó khăn của thị trường.
Danh tính đáng gờm của đại gia Hàn Quốc
KEB Hana Bank rót 1.000 tỷ won vào BIDV, đánh dấu lần đầu tiên có một nhà băng Hàn Quốc đầu tư vào ngân hàng Việt.
KEB Hana Bank là thành viên của tập đoàn tài chính Hana (Hana Financial Group) – một trong các tập đoàn tài chính lớn nhất châu Á, mạnh thứ 2 tại Hàn Quốc cung cấp toàn diện đầy đủ các hoạt động tài chính.
KEB Hana Bank thành lập ngày 30/1/1967 với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Ngoại hối Hàn Quốc (Foreign Exchange Bank of Korea).
Năm 1968, ngân hàng đổi tên thành Korea Exchange Bank (KEB) và được tư nhân hoá vào năm 1989.
Đến 1/9/2015, KEB sáp nhập với Hana Bank và được gọi là KEB Hana Bank, cuộc "hôn nhân" này gián tiếp biến Hana Financial Group trở thành "con hổ" trong giới tài chính châu Á.
Kể từ 31/12/2015, tổ chức tài chính Hana Finacial Group Inc sở hữu toàn bộ cổ phần của KEB Hana Bank.
KEB Hana Bank có mạng lưới hoạt động rộng khắp Hàn Quốc và 144 điểm giao dịch tại 24 quốc gia khác, trong đó: 110 điểm tại Châu Á – Thái Bình Dương, 10 điểm tại châu Âu và Trung Đông, 24 điểm tại châu Mỹ.
Năm 2018, KEB Hana Bank được công nhận là Ngân hàng bán lẻ tốt nhất tại Hàn Quốc.
Đến thời điểm 30/6/2019, KEB Hana Bank có tổng tài sản 308.303 triệu USD.
Ngoài ra, Hana Financial Group đã liên doanh cùng SK Telecom thành lập nên Finnq, công ty chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính di động.
BIDV được gì từ KEB Hana Bank?
Năm 2019, giới tài chính trong nước đổ dồn sự chú ý đến thương vụ M&A đình đám giữa KEB Hana Bank và BIDV.
Theo đó, BIDV phát hành riêng lẻ cho đối tác KEB Hana Bank 603 triệu cổ phần, tương ứng với tỷ lệ 15% vốn điều lệ của BIDV sau đầu tư. Tổng giá trị của giao dịch là 20.295 tỷ đồng.
Sau khi giao dịch thành công, vốn Nhà nước tại BIDV sẽ giảm từ 95,28% xuống còn trên 80% vốn điều lệ.
Thương vụ bán cổ phần hơn 20.000 tỷ sẽ khiến mọi nhức nhối của BIDV được tháo gỡ, trước mắt là giải quyết vấn đề tăng vốn cấp bách của BIDV, từ đó gỡ nút thắt tăng trưởng tín dụng và giúp ngân hàng này có nhiều lợi thế cạnh tranh.
Sau khi nhượng lại 15% vốn điều lệ, tình hình tăng trưởng của BIDV qua các năm được đánh giá khá tốt.
Kết thúc năm 2019, tổng tài sản của BIDV đạt 1.458.740 tỷ đồng, tăng trưởng 13,8% so với 2018, lợi nhuận trước thuế ghi nhận đạt 10.768 tỷ đồng.
BIDV giữ vững vị thế là ngân hàng thương mại có quy mô tài sản lớn nhất Việt Nam; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 10.768 tỷ đồng, vượt mức kế hoạch đề ra.
Năm 2020, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của BIDV năm 2020 đạt 9.017 tỷ đồng, chủ động giảm thu nhập hơn 6.400 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 7.363 tỷ đồng, giảm 13,9% so với kết quả cuối năm 2019. Tính đến thời điểm 31/12/2020, tổng tài sản của BIDV là 1.516.870 tỷ đồng.
Trong quý I/2021, nguồn thu ngoài lãi của BIDV được đẩy mạnh so với cùng kỳ năm 2020.
Lợi nhuận trước thuế quý 1/2021 của BIDV đạt 3.396 tỷ đồng, tăng 87% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức lợi nhuận của BIDV quý đầu năm nay thua cả VPBank, MBBank, Techcombank, VietinBank, Vietcombank.
Tổng tài sản BIDV tăng nhẹ 3% so với đầu năm, đạt gần 1.558.887 tỷ đồng.
Cùng với cả nước dồn lực chống dịch Covid-19, mới đây tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã thành lập...
Nguồn: [Link nguồn]