Thuận An Group có nguồn vốn thế nào trước khi Chủ tịch Nguyễn Duy Hưng bị bắt?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Trước khi Chủ tịch Nguyễn Duy Hưng bị bắt, Thuận An Group đã liên tục tăng mạnh về vốn điều lệ và trở thành doanh nghiệp có tiếng trong lĩnh vực vực giao thông.

Tối 15/4, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, căn cứ kết quả điều tra, xác minh, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ” xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức có liên quan.

Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét với ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và 5 bị can khác gồm ông Trần Anh Quang, Tổng giám đốc Tập đoàn Thuận An, bị khởi tố, bắt tạm giam về tội đưa hối lộ. Ông Nguyễn Khắc Mẫn, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Thuận An, bị khởi tố, bắt tạm giam về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và đưa hối lộ.

Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Thuận An bị bắt  về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Đưa hối lộ”

Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Thuận An bị bắt  về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Đưa hối lộ”

Ông Nguyễn Văn Thạo, Giám đốc, và Đàm Văn Cường, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp tỉnh Bắc Giang, bị khởi tố, bắt tạm giam về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và nhận hối lộ.

Bị can còn lại là Hoàng Thế Du, Trưởng phòng Ban Quản lý dự án tỉnh Bắc Giang, bị khởi tố, bắt tạm giam về về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo tìm hiểu, Tập đoàn Thuận An tiền thân là CTCP Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An do ông Nguyễn Duy Hưng sinh năm 1974 làm chủ tịch. Doanh nghiệp được biết đến là tập đoàn chuyên về lĩnh vực đầu tư và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, kinh doanh mua bán điện và năng lượng tái tạo, kinh doanh và đầu tư bất động sản.

Doanh nghiệp được thành lập vào tháng 8/2004 với vốn điều lệ khiêm tốn 3,9 tỷ đồng. Đến năm 2014, vốn đăng ký của doanh nghiệp đã lên 300 tỷ đồng, tức tăng gần 80 lần sau 10 năm. Đến tháng 10/2021, vốn đăng ký của doanh nghiệp tiếp tục tăng mạnh từ 300 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng. Đến tháng 12/2021, doanh nghiệp tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 800 tỷ đồng. Thuận An Group hiện đóng trụ sở tại số 141 đường Trường Chinh, tổ 20, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

Nhiều năm gần đây, Thuận An liên tục trúng hàng chục gói thầu xây lắp, trong đó có những gói thầu quy mô vài trăm tỷ đồng. Trong vai trò là nhà thầu độc lập, hoặc thành viên liên danh, Thuận An hiện cũng đang trong thời gian thi công hàng loạt gói thầu tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Trong đó, có thể kể đến những cái tên như dự án cầu sông Rút nằm trên tuyến cao tốc nối Hạ Long với Bạch Đằng; Cầu Cửa Hội - dây văng Extradosed bắc qua sông Lam; Cầu Vĩnh Tuy 2 - cửa ngõ ra vào Thủ đô Hà Nội; cầu Rạch Miễu 2...

Tập đoàn Thuận An cũng vượt qua nhiều thương hiệu có tiếng, được lựa chọn là nhà thầu chính thi công cầu dây văng Máy Chai nối từ mương Cầu Tre (Ngô Quyền) sang đảo Vũ Yên (H.Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng) với tổng mức trên 2.000 tỉ đồng.

Tại Bắc Giang, Thuận An tham gia liên danh xây dựng cầu Đồng Việt do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp Bắc Giang làm chủ đầu tư, tổng mức 1.492 tỷ đồng. Trong đó, Thuận An là nhà thầu đảm nhận khối lượng công việc lớn nhất dự án với giá trị thi công gần 800 tỷ đồng.

Nguồn: [Link nguồn]

Trước phiên lao dốc giảm điểm như đứt phanh ngày 15/4, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã có hàng chục phiên giảm điểm mạnh trong 3 năm gần nhất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Anh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN