Thoái sạch vốn khỏi Tập đoàn Hoa Sen, công ty riêng của ông Lê Phước Vũ thu được bao nhiêu tiền?
Chỉ trong một buổi chiều, công ty riêng của ông Lê Phước Vũ đã thoái sạch vốn khỏi Tập đoàn Hoa Sen và thu về số tiền hàng trăm tỷ đồng.
Sau vài ngày thông báo, công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoa Sen của ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen (HSG) đã bán hết 17,74 triệu cổ phiếu trong một buổi chiều. Cụ thể, trong phiên giao dịch chiều ngày 24/6 vừa qua, cổ phiếu HSG đã ghi nhận 5 lệnh giao dịch thoả thuận với tổng khối lượng đúng bằng số cổ phiếu mà công ty này đăng ký bán.
Đây là toàn bộ lượng cổ phiếu HSG mà Công ty Đầu tư Hoa Sen nắm giữ, tương đương 3,6% vốn doanh nghiệp. Sau giao dịch, công ty riêng của ông Vũ đã không còn nắm giữ bất kỳ cổ phiếu HSG nào.
Theo thống kê, toàn bộ hơn 17,74 triệu cổ phiếu HSG được giao dịch ở mức giá sàn 14.100 đồng/cổ phiếu. Số tiền công ty riêng của ông Lê Phước Vũ thu được từ thương vụ thoái vốn này là hơn 250 tỷ đồng.
Cũng trong ngày Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoa Sen của ông Lê Phước Vũ thoái sạch vốn tại HSG, mã cổ phiếu này lại ghi nhận mức tăng mạnh 4,61% để đóng cửa ở mức giá 15.900 đồng/cổ phiếu. Tương đương, mức giá thoái vốn của Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoa Sen của ông Lê Phước Vũ thấp hơn 10% so với giá thị trường kết thúc phiên giao dịch ngày 24/6.
Công ty riêng của ông Lê Phước Vũ đã thoái sạch vốn khỏi Tập đoàn Hoa Sen
Đợt thoái vốn được công ty riêng của ông Vũ thực hiện trong giai đoạn thị giá HSG giảm sâu. Cổ phiếu này rơi từ vùng đỉnh lịch sử trên 50.000 vào tháng 10/2021 xuống 30.000 đồng vào đầu năm nay. Giá sau đó hồi phục lên 42.000 đồng, rồi tiếp tục lao thẳng đứng và xuyên thủng mốc 14.000 đồng trong phiên giao dịch ngày 21/6, mức thấp nhất trong khoảng 20 tháng qua.
Mặc dù Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoa Sen thoái sạch vốn tại HSG, tuy nhiên ông Lê Phước Vũ vẫn đang là cổ đông lớn nhất tại Hoa Sen với 84,3 triệu cổ phiếu HSG nắm giữ, tương đương 17% cổ phần tập đoàn. Tạm tính theo giá thị trường, lượng cổ phiếu HSG do ông Vũ nắm giữ có giá trị khoảng 1.340 tỷ đồng.
Trong khi đó, nhận định về xu hướng thị trường chứng khoán Việt Nam phiên giao dịch ngày 27/6, chuyên gia của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng thị trường cần thêm thời gian thăm dò cung cầu tại vùng quanh 1.190 điểm của VN-Index. Do vậy, nhà đầu tư vẫn cần duy trì tỉ trọng cổ phiếu hợp lý do thị trường vẫn chưa có tín hiệu tạo đáy rõ ràng. Đồng thời, tận dụng nhịp tăng để hạ tỉ trọng tại các cổ phiếu có nguy cơ tiếp tục suy yếu.
Chuyên gia của Công ty CP Chứng khoán BIDV cho rằng trong phiên tới thị trường vẫn có thể sẽ dao động quanh tại cùng 1.180 điểm này nếu không có dòng tiền bứt phá. Chiến thuật hợp lý vẫn là duy trì tỉ trọng cổ phiếu ở mức thấp hoặc cân bằng (50% tài khoản).
Chuyên gia của CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS) nhận định nếu quá trình tích lũy xảy ra thì biên độ giao động của VN-Index sẽ thu hẹp lại và biên giao động trong vùng 1.160 – 1.300 điểm. Còn trong kịch bản xấu hơn, VN-Index có thể sẽ thủng ngưỡng hỗ trợ 1.160 để hướng tới các cùng điểm số thấp hơn trong bối cảnh vĩ mô đang đối diện với nguy cơ lạm phát cao, Fed và các ngân hàng TW đang thắt chặt chính sách tiền tệ, chứng khoán toàn cầu cũng đang trên đà suy giảm mạnh ...là những yếu tố có thể làm dấy lên lo ngại đối với nhà đầu tư để dẫn tới kịch bản này. Tuy nhiên, CTCK này kỳ vọng vào kịch bản thị trường bắt đầu tích lũy trở lại hơn là kịch bản xấu có thể xảy ra.
Trong khi đó, CTCK Đông Á (DAS) cho rằng thị trường đang được tiếp sức bởi tin tức cổ đông nội bộ của hàng loạt doanh nghiệp niêm yết đăng ký mua vào số lượng lớn, nhà đầu tư thay đổi tâm lý làm lực bán cạn kiệt, chỉ số dễ dàng tăng điểm mà không cần sự bùng nổ thanh khoản. Niềm tin nhà đầu tư nhỏ lẻ phục hồi và hiện tượng bán ra giá thấp có giảm rõ rệt. Lực bắt đáy đã xuất hiện đẩy giá nhiều cổ phiếu tăng trần do lực mua áp đảo trong khi lượng bán nhỏ giọt.
Trước khi bị BIDV rao bán khối nợ hơn 4.800 tỷ, doanh nghiệp này cũng từng bị ngân hàng MSB thu hồi hàng trăm biệt thự để xử lý nợ xấu.
Nguồn: [Link nguồn]