Siết nợ HAGL của bầu Đức, ngân hàng rao bán gần 600 tỷ đồng tài sản thế chấp

CTCP Hoàng Anh Gia Lai HAGL của bầu Đức vừa ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2021. Tuy nhiên, doanh nghiệp của bầu Đức cũng đang bị ngân hàng thanh lý tài sản thế chấp trị giá gần 600 tỷ đồng.

Tại Nghị quyết Hội đồng quản trị được CTCP Hoàng Anh Gia Lai HAGL (HAGL – mã cổ phiếu HAG) công bố ngày 11/1, doanh nghiệp của bầu Đức đã thông qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2021 và kế hoạch năm 2022.

Theo đó, HAGL ghi nhận doanh thu thuần năm 2021 đạt 2.230 tỷ đồng, giảm 30% so với năm 2020. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế là 120 tỷ đồng tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020 ghi nhận lỗ tới 2.383 tỷ đồng.

Năm 2021, công ty của bầu Đức đặt mục tiêu doanh thu thuần 2.055 tỷ đồng, 104 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, tập đoàn đã vượt 8,5% chỉ tiêu lợi nhuận và vượt 15% mục tiêu doanh thu năm.

Doanh nghiệp của bầu Đức bị doanh ngân hàng thanh lý tài sản siết nợ trăm tỷ đồng

Doanh nghiệp của bầu Đức bị doanh ngân hàng thanh lý tài sản siết nợ trăm tỷ đồng

Tính đến ngày 31/12/2021, tổng diện tích trồng cây ăn trái vào khoảng 10.000 ha. Trong đó, diện tích chuối đã trồng là 5.000 ha tại Việt Nam, Lào và Campuchia. Doanh nghiệp của bầu Đức cũng đã xây dựng được 7 cụm chuồng trại chăn nuôi heo với công suất khoảng 400 nghìn con mỗi năm.

Năm 2022, doanh nghiệp của bầu Đức lên kế hoạch doanh thu thuần 4.820 tỷ đồng, lãi sau thuế 1.120 tỷ đồng; tăng 116% về doanh thu và gấp 9,3 lần về lợi nhuận so với năm 2021. Đây là mức lợi nhuận cao nhất của HAGL kể từ năm 2015 tới nay.

Để thực hiện kế hoạch đầy tham vọng này, doanh nghiệp của ông bầu phố Núi dự kiến đầu tư trồng thêm 2.000 ha chuối, nâng tổng diện tích chuối lên thành 7.000 ha.

HAGL sẽ xây dựng thêm 9 cụm chuồng trại chăn nuôi heo nái và heo thịt, trong đó bao gồm hai cụm chuồng trại tại Lào và hai cụm chuồng trại tại Campuchia, nâng tổng số cụm chuồng trại lên thành 16 cụm với công suất hơn 1 triệu con heo thịt mỗi năm.

Cùng với đó, doanh nghiệp của bầu Đức cũng lên kế hoạch tăng cường các biện pháp tái cơ cấu tài chính để giảm số dư nợ ngân hàng xuống còn 5.000 tỷ đồng.

Chỉ một ngày sau khi công bố kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2021 và kế hoạch đầy tham vọng trong năm 2022, HAGL của bầu Đức cũng đã công bố thông tin bị ngân hàng thanh lý tài sản thế chấp để siết nợ.

Theo đó, HAGL đã thông báo giao dịch bán 48,1 triệu cổ phiếu HNG của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico) trong thời gian từ ngày 17/1 đến 15/2. Tạm tính mức giá đóng cửa ngày 12/1 của HNG, giá trị giao dịch ước tính 577 tỷ đồng.

Theo công bố thông tin, đây là giao dịch mà ngân hàng bán cổ phiếu để thu hồi nợ. Phương thức thực hiện là bán thỏa thuận và khớp lệnh trên sàn.

Nếu giao dịch thành công, tỷ lệ sở hữu của HAGL tại HAGL Agrico sẽ giảm từ gần 178,2 triệu cổ phiếu (16,07%) xuống còn gần 130,1 triệu cổ phiếu (11,73%).

Tại thời điểm 30/9/2021, vay ngắn hạn của HAGL ở mức 1.528 tỷ đồng, vay dài hạn 6.792 tỷ đồng.

Trong đó, HAGL có khoản vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) trị giá 500 tỷ đồng, khoản vay có mức lãi suất từ 8,2 đến 9%/năm và được thế chấp bằng 150 triệu cổ phiếu HAG. Khoản vay này đã đáo hạn vào ngày 31/12/2021 vừa qua.

Ngoài ra, doanh nghiệp của bầu Đức cũng còn khoản vay dài hạn với các ngân hàng trị giá 1.205 tỷ đồng, trong đó 657 tỷ đồng đến hạn trả trong vòng 1 năm.

HAGL cũng có các khoản trái phiếu được thu xếp phát hành bởi các ngân hàng, bao gồm BIDV và CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) 5.876 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) 350 tỷ đồng và Công ty TNHH Chứng khoán ACB 300 tỷ đồng.  

Nguồn: [Link nguồn]

Bỏ cọc lô đất 24.500 tỷ đồng ở Thủ Thiêm, Tập đoàn Tân Hoàng Minh mất bao nhiêu?

Với quyết định bỏ cọc lô đất trúng đấu giá 24.500 tỷ đồng ở Thủ Thiêm, Tập đoàn Tân Hoàng Minh và công ty con sẽ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trung Kiên ([Tên nguồn])
Tin tức doanh nghiệp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN