Shark Thủy muốn huy động hơn 800 tỷ để trả nợ và đầu tư vào BĐS

Sau khi thoát lỗ trong năm 2021 nhờ khoản doanh thu tài chính, doanh nghiệp của Shark Thủy đang có kế hoạch huy động hơn 800 tỷ đồng để trả nợ và đầu tư vào mảng BĐS.

Công ty cổ phần Đầu tư Apax Holdings (IBC) của Chủ tịch Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy) đã công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 tổ chức vào ngày 16/3 tới.

Một trong những tờ trình đáng chú ý được IBC của Shark Thủy công bố là kế hoạch huy động hơn 800 tỷ đồng thông qua phát hành 83,1 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, theo tỷ lệ 1:1 với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Vốn điều lệ của Tập đoàn sau đợt phát hành sẽ tăng lên 1.663 tỷ đồng.

Doanh nghiệp của Shark Thủy muốn huy động hơn 800 tỷ để trả nợ và đầu tư vào mảng BĐS nghỉ dưỡng

Doanh nghiệp của Shark Thủy muốn huy động hơn 800 tỷ để trả nợ và đầu tư vào mảng BĐS nghỉ dưỡng

Theo tờ trình được IBC công bố, tổng số tiền dự kiến thu được từ đợt phát hành cổ phần là 831,5 tỷ đồng, dự kiến sử dụng cho 3 mục đích.

Trong đó, hơn 304 tỷ đồng sẽ dùng để thanh toán khoản vay với Công ty cổ phần Anh ngữ Apax, 300 tỷ đồng góp vốn hợp tác đầu tư dự án bất động sản tại khu du lịch Hồng Quang Long Hải - Vũng Tàu và 227,4 tỷ đồng còn lại dùng để bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp.

Về kế hoạch kinh doanh của IBC trong năm 2022, doanh nghiệp của Shark Thủy đặt mục tiêu doanh thu 2.100 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2021. Dù đặt mục tiêu tăng mạnh nhưng kế hoạch lợi nhuận sau thuế của IBC lại giảm tới 16% so với năm 2021 xuống còn khoảng 80 tỷ đồng.

Trước khi công bố kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng trong năm 2022, trước đó vào cuối tháng 1 vừa qua trung tâm tiếng Anh của Shark Thủy đã gặp khó khăn trong việc đàm phán giảm tiền thuê mặt bằng tại khu A, B tầng 6 và khu C tầng 7 Toà nhà CDC Building với đối tác.

Cụ thể, CTCP Thương mại Dịch vụ Tổng hợp Hai Bà Trưng (gọi tắt là công ty Hai Bà Trưng) cho biết Apax English vẫn chưa thực hiện các trách nhiệm theo quy định của Hợp đồng, bao gồm nghĩa vụ thanh toán công nợ tạm tính đến hết ngày 31/12/2021 là 2.379.321.617 đồng, quá hạn từ tháng 6/2021.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán mới công bố của IBC cho biết, trong năm 2021, doanh nghiệp của Shark Thủy ghi nhận 1.734 tỷ đồng doanh thu, giảm gần 200 tỷ so với năm 2020.

Sau khi trừ giá vốn bán hàng, doanh nghiệp của Shark Thủy ghi nhận lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 723 tỷ đồng năm 2020 xuống chỉ còn 478 tỷ đồng trong năm 2021.

Năm 2021, chi phí tài chính của IBC tăng mạnh lên hơn 158 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay lên tới 153,8 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm chỉ còn lần lượt 310 tỷ và 165 tỷ đồng.

Doanh thu hoạt động tài chính tăng 3 lần từ 108 tỷ đồng lên 320 tỷ đồng, trong đó có 271 tỷ đồng từ bán quyền mua cổ phần phát hành thêm tại Anh ngữ Apax và Phát triển giáo dục Igarten đã giúp doanh nghiệp của Shark Thủy ghi nhận lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 166 tỷ đồng. Tăng 60 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020.

Sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, IBC của Shark Thủy ghi nhận lãi sau thuế 95,6 tỷ đồng, tăng hơn 20 tỷ đồng so với năm 2020.

Kết thúc năm 2021, doanh nghiệp của Shark Thủy có hơn 3.075 tỷ đồng nợ phải trả, tăng gần 1.000 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, nợ dài hạn chiếm hơn 1.411 tỷ đồng, tăng gần gấp 3 so với con số 514 tỷ đồng của đầu năm. Trong nợ dài hạn của IBC chủ yếu là vay nợ thuê tài chính dài hạn với 1.382 tỷ đồng tăng mạnh so với con số 476 tỷ đồng của đầu năm 2021.

Gần 45.000 doanh nghiệp rời bỏ thị trường sau 2 tháng đầu năm

Dù số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong tháng 2 giảm mạnh so với tháng trước nhưng vẫn có tới gần 45.000 doanh nghiệp rời bỏ thị trường chỉ sau 2 tháng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trung Kiên ([Tên nguồn])
Tin tức doanh nghiệp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN