Sau đại dịch Covid-19, thương hiệu thời trang đình đám cũng bán đồ “secondhand”

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Những thương hiệu thời trang đình đám như Gucci, Levi’s cũng chính thức bán đồ cũ, báo hiệu sự bùng nổ của hàng secondhand sau đại dịch Covid-19.

Mới đây thương hiệu thời trang Gucci đã hợp tác với trang kinh doanh hàng secondhand cao cấp The RealReal.

Theo đó, trang The RealReal sẽ mở một cổng kinh doanh riêng cho các sản phẩm secondhand của Gucci. Hiện trang đã có hơn 2.000 sản phẩm Gucci secondhand đăng bán từ người tiêu dùng nhưng sau quyết định hợp tác trên, chính Gucci cũng sẽ cung cấp thêm nhiều sản phẩm đồ cũ khác nữa.

Gucci đã hợp tác với The RealReal để kinh doanh hàng secondhand cao cấp

Gucci đã hợp tác với The RealReal để kinh doanh hàng secondhand cao cấp

Động thái của Gucci được các chuyên gia hoan nghênh khi quần áo đáng lẽ nên được tái sử dụng hơn là bỏ đi, qua đó gián tiếp bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, Gucci cũng sẽ quyên góp cho tổ chức phi lợi nhuận One Tree Planted dựa trên doanh số bán hàng secondhand.

Sự hợp tác giữa Gucci và The RealReal là một dấu hiệu cho thấy sự chuyển mình trong làng thời trang xa xỉ. Cách đây 10 năm, việc mua đồ xa xỉ secondhand chẳng khác nào mò kim đáy biển trong khi thương mại điện tử còn rất hạn chế.

Tuy nhiên, sự bùng nổ của thương mại điện tử thời gian qua đã khiến thị trường đồ xa xỉ secondhand phát triển mạnh. 

Tương tự Gucci, Levi’s là cái tên tiếp theo trong làng thời trang có sự “lội ngược dòng” giữa mùa dịch.

Bỏ qua một quý 3 không trọn vẹn, Levi’s vẫn bù đắp được khoản lỗ từ COVID-19 bằng mức tăng lợi nhuận 52% đến từ thương mại điện tử. Doanh thu trực tuyến chiếm ¼ tổng dòng tiền (con số này năm ngoái chỉ là 1/10). Tổng doanh thu vẫn giảm 27%, song cổ phiếu của Levi’s lại tăng một cách khả quan.

Bên cạnh đó, ngành hàng thời trang nữ tăng trưởng kinh ngạc, chiếm 37% tổng doanh số và gần gấp đôi so với năm 2015.

Bán quần jeans hay áo khoác đã qua sử dụng được đánh giá là một trong những ý tưởng “hái ra tiền” của Levi’s

Bán quần jeans hay áo khoác đã qua sử dụng được đánh giá là một trong những ý tưởng “hái ra tiền” của Levi’s

Được biết, một trong những ý tưởng “hái ra tiền” của Levi’s là một sàn mua bán đồ cũ như quần jeans hay áo khoác. Khách hàng có thể gửi trả hàng cũ tại cửa hàng để đổi lấy thẻ quà tặng. Levi’s sau đó sẽ giặt sạch và đăng bán trên mạng.

Theo báo cáo của hãng, 60% khách hàng Gen Z (sinh từ năm 1996 trở đi) có xu hướng mua hàng cũ. Levi’s do đó có thể tiếp cận nhóm khách hàng này mà không phải sản xuất thêm mẫu mã mới.

Ngoài ra, ý tưởng này cũng sẽ giúp giảm hơn 200 tấn chất thải/năm đến từ quần áo cũ, qua đó giảm tải cho môi trường. Tái xoay vòng đồ cũ là một định hướng hoàn hảo nếu công ty theo đuổi hình ảnh bền vững.

Các nhà mốt như Gucci  và Levi’s có vẻ như đã tìm được lời giải cho bài toán chi phí tồn kho. Bằng cách kiểm soát toàn bộ vòng đời, hay nói cách khác là “tái sinh” lại sản phẩm, các hãng có thể giảm sức ép tồn kho từ các sản phẩm mới.

Khi kho hàng “chất đống”, công ty thông thường sẽ giảm giá - vốn tác động trực tiếp đến doanh thu. Về vấn đề này, CEO của Levi’s cho biết công ty sẽ có những động thái thận trọng, tránh giảm giá ồ ạt. Với ý tưởng bán đồ cũ, Levi’s có thể xoay dòng tiền nhiều lần từ một món đồ họ đã từng bán.

Hãng tư vấn BCG ước tính thị trường hàng xa xỉ secondhand có tổng giá trị khoảng 30-40 tỷ USD trên toàn cầu và dù con số này còn quá nhỏ so với thị trường 1,5 nghìn tỷ USD của hàng xa xỉ truyền thống nhưng tốc độ tăng trưởng của nó lại mạnh hơn các mảng khác.

Trong 5 năm tới, BCG dự đoán thị trường này sẽ tăng trưởng khoảng 15-20% mỗi năm.

Nguồn: [Link nguồn]

Đại dịch Covid-19 bùng nổ, nơi nào trên thế giới ”trỗi dậy” nhiều tỷ phú nhất

Hiện có 2.189 tỷ phú trên toàn cầu với tổng tài sản trị giá 10,2 nghìn tỷ USD. Đợt bùng nổ của thị trường chứng khoán...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN