Phải đóng hơn 2.000 cửa hàng, tỷ phú Nam Định có hành động bất ngờ

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Phải đóng hơn 2.000 cửa hàng bởi tác động tiêu cực của dịch Covid-19, tỷ phú Nam Định, Nguyễn Đức Tài có hành động bất ngờ khi đẩy mạnh kênh bán hàng online trên các sàn thương mại điện tử.

Đợt bùng phát thứ 4 dịch Covid-19 đã khiến hai chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động (TGDĐ) và Điện Máy Xanh (ĐMX) của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) bị ảnh hưởng nặng nề khi phải đóng cửa hơn 2.000 cửa hàng trên toàn quốc.

Để giảm bớt thiệt hại do việc đóng hàng loạt cửa hàng gây ra, Thế Giới Di Động của tỷ phú Nam Định, Nguyễn Đức Tài mới đây đã có hành động bất ngờ bằng việc mở các gian hàng chính thức trên các trang thương mại điện tử.

Theo đó, cả TGDĐ và ĐMX đã tham gia bán hàng online trên hai sàn thương mại điện tử là Shopee cách đây gần hai tuần (khoảng cuối tháng 8).

Hiện TGDĐ đang cung cấp khoảng 1.200 sản phẩm trên trang Shopee với đa dạng các mặt hàng điện tử từ điện thoại, đồng hồ, tai nghe cho đến laptop,...

MWG của tỷ phú Nguyễn Đức Tài đẩy mạnh kênh bán hàng trên các sàn thương mại điện tử sau khi phải đóng loạt cửa hàng truyền thống

MWG của tỷ phú Nguyễn Đức Tài đẩy mạnh kênh bán hàng trên các sàn thương mại điện tử sau khi phải đóng loạt cửa hàng truyền thống

Trong khi đó, ĐMX có 121 sản phẩm được bán trên Shopee. Hầu hết các sản phẩm tại đây đều được gửi từ kho hàng ở Hà Nội.

Không những tại Shopee, hai chuỗi bán lẻ của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài cũng xuất hiện trang thương mại Tiki dù sàn thương mại điện tử này có số lượt truy cập kém xa trang web bán hàng của chính Thế giới di động.

Trước khi mở gian hàng trên các sàn thương mại điện tử, cả hai chuỗi TGDĐ và ĐMX cũng đều có website bán hàng online riêng. Trong quý 1, lượng truy cập của Thế giới di động đứng thứ 2 sau Shopee, trong khi lượt truy cập của Điện máy xanh đứng thứ 5.

Báo cáo bán hàng của MWG cũng cho thấy doanh thu bán hàng kênh online lũy kế sau 7 tháng đầu năm của hai chuỗi TGDĐ và ĐMX đạt gần 6.000 tỷ đồng.

Riêng tháng 7, doanh thu online đạt xấp xỉ 1.000 tỷ, tăng 61% so với cùng kỳ nhưng giảm 17% so với tháng 6 do siết chặt hoạt động giao hàng tại một số địa phương. Doanh thu online chiếm 19% tổng doanh thu của TGDĐ và ĐMX, xét riêng tháng 7.

Động thái đem hàng lên Shopee và Tiki bán của Thế Giới Di Động cho thấy tham vọng muốn mở rộng kênh phân phối trong mảng online của doanh nghiệp này khi dịch Covid-19 đã khiến hơn 2.000 cửa hàng offline phải đóng cửa.

Ngoài ra, Thế Giới Di Động cũng đang muốn chớp lấy cơ hội khi các sàn thương mại điện tử đang hoạt động bùng nổ giữa đại dịch và được dự báo sẽ tiếp tục tích cực trong thời gian tới.

Báo cáo hàng năm của Facebook và Bain & Company tại thị trường Đông Nam Á cho thấy rằng doanh số thương mại điện tử của Việt Nam năm 2021 ước tính đạt 12 tỷ USD. Đồng thời, đưa ra dự báo con số này sẽ tăng 4,5 lần và đạt 56 tỷ USD vào năm 2026, quy mô thị trường đứng thứ hai trong khu vực chỉ sau Indonesia.

Trong khi đó, theo số liệu ngành thương mại điện tử của iPrice, ngoài các mặt hàng nhu yếu phẩm, hàng điện tử cũng tăng vọt nhu cầu khi lượt tìm kiếm các đơn vị TGDĐ và ĐMX cũng lên cao. Đặc biệt, số lượt truy cập website TGDĐ đạt 36 triệu trong quý II, tăng 7 triệu lượt, vượt xa sàn thương mại điện tử Tiki.

Theo báo cáo TMĐT từ iPrice, bách hóa trực tuyến là ngành hàng duy nhất duy trì sự tăng trưởng vững chắc và xuyên suốt từ đầu đại dịch. Lượt tìm kiếm trên Google liên quan đến từ khóa cửa hàng tạp hóa trực tuyến tăng 223% trong Quý 2 năm 2021. Số lượt tìm kiếm tăng 11 lần trong tháng 7 so với tháng 5 và 3,6 lần so với tháng 6 khi lệnh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 được triển khai tại một số tỉnh, thành phố.

Người dân dành sự quan tâm hơn đến thực phẩm tươi sống, thịt cá, đồ uống các loại, thực phẩm đóng gói và rau củ quả khi mức tăng trưởng lần lượt là 99%, 51%, 30% và 11% so với Quý I/2021.

Như vậy, hoạt động giãn cách xã hội có thể là một trong những cú hích làm bùng nổ nhu cầu tìm kiếm cửa hàng bách hóa online, siêu thị online. Trước nhu cầu này, dòng dịch chuyển lên online của các nhà bán lẻ mặt hàng thiết yếu có lẽ sẽ thêm phần gấp rút.

Phải đóng cửa, trả mặt bằng vì Covid-19, làm ngay việc này, thu tiền triệu mỗi ngày

Phải trả mặt bằng kinh doanh công ty về du lịch bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19, tuy nhiên thời gian qua chị Bình vẫn có...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trung Kiên ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN