Lưu bài Bỏ lưu bài
Chia sẻ

 

Từ một cửa hàng bán lẻ điện thoại nhỏ, sau chặng đường hơn 20 năm, Thế Giới Di Động của đại gia Nam Định Nguyễn Đức Tài đã trở thành “đế chế” bán lẻ số 1 tại Việt Nam với doanh thu lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng.

Những triết lý khác lạ làm nên đế chế bán lẻ tỷ USD Thế giới Di động - 3Những triết lý khác lạ làm nên đế chế bán lẻ tỷ USD Thế giới Di động - 4

Khởi nguồn từ một cửa hàng nhỏ ở TP HCM vào năm 2004, đến năm 2007, Thế Giới Di Động do đại gia Nguyễn Đức Tài giữ vị trí Chủ tịch đã nhận vốn đầu tư của quỹ Mekong Capital và chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Thế giới di động. Thời gian này bắt đầu vào giai đoạn mở rộng thần tốc của “đế chế” Thế Giới Di Động.

Tháng 12/2010, Thế Giới Di Động ra mắt chuỗi bán lẻ ngành hàng điện máy với tên gọi ban đầu là dienmay.com. Đến năm 2015, chuỗi dienmay.com được đổi nhận diện thương hiệu và logo mới, ra mắt Điện máy Xanh.

Thế giới di động trở thành “đế chế” bán lẻ từ 1 cửa hàng duy nhất

Thế giới di động trở thành “đế chế” bán lẻ từ 1 cửa hàng duy nhất

Năm 2014, vào kỷ niệm sinh nhật 10 năm, gần 63 triệu cổ phiếu Thế Giới Di Động đã bước chân lên sàn chứng khoán với mã MWG. Một năm sau đó, Thế Giới Di Động bắt đầu thử nghiệm với ngành hàng thực phẩm tiêu dùng cùng cửa hàng Bách Hóa Xanh đầu tiên vào tháng 11/2015. Vào tháng 3/2018, Thế Giới Di Động đã tiến hành mua lại 40% vốn chuỗi dược phẩm Phúc An Khang rồi đổi tên thành Nhà thuốc An Khang.

Doanh thu và lợi nhuận của MWG lao dốc trong năm 2023

Doanh thu và lợi nhuận của MWG lao dốc trong năm 2023

Tính đến cuối tháng 9/2024, MWG có 1.023 cửa hàng TGDĐ (bao gồm Topzone). Trong khi đó, chuỗi Điện Máy Xanh có 2.030 cửa hàng, vi chuỗi siêu thị Bách Hóa Xanh, số lượng cửa hàng tính tới cuối tháng 9 đạt 1.726 cửa hàng.

Ngoài ra, chuỗi nhà thuốc An Khang ghi nhận 326 cửa hàng tại cuối tháng 9. Chuỗi điện máy tại thị trường Indonesia Erablue có 76 điểm bán, hiện MWG có quy mô nhân sự với 60.258 người.

Thành quả của MWG trong 5 năm từ 2019-2023

Thành quả của MWG trong 5 năm từ 2019-2023

Cùng với mở rộng về quy mô chuỗi siêu thị và cửa hàng, kết quả kinh doanh của MWG cũng ghi nhận tín hiệu tích cực.

Chỉ trong 6 năm từ 2010 với mức doanh thu 2.816 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 110 tỷ đồng, đến năm 2015 Thế Giới Di Động đã đưa doanh thu tăng gấp 9 lần lên 25.253 tỷ đồng và lợi nhuận tăng gấp 10 lần lên mốc nghìn tỷ.

MWG ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong 9 tháng đầu năm 2024

MWG ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong 9 tháng đầu năm 2024

Tình hình kinh doanh của Thế Giới Di Động chững lại từ năm 2022 và 2023 với năm 2022 công ty ghi nhận 4.100 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 16% so với mức đỉnh 4.902 tỷ đồng đạt được ở năm liền trước. Năm 2023, lợi nhuận sau thuế chỉ còn vỏn vẹn 167,8 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh của MWG chứng kiến sự khởi sắc trong năm 2024. Trong 9 tháng đầu năm, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ. Khoản lợi nhuận sau thuế đạt giá trị 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với nền thấp cùng kỳ 2023.

MWG có hệ thống gồm 5.243 cửa hàng, siêu thị kinh doanh tại thời điểm tháng 9/2024

MWG có hệ thống gồm 5.243 cửa hàng, siêu thị kinh doanh tại thời điểm tháng 9/2024

Những triết lý khác lạ làm nên đế chế bán lẻ tỷ USD Thế giới Di động - 10Những triết lý khác lạ làm nên đế chế bán lẻ tỷ USD Thế giới Di động - 11

Trên con đường trở thành “đế chế” bán lẻ số 1 Việt Nam, “Thử và sai” được xem là triết lý giúp Thế Giới Di động (MWG) từng bước vươn tầm. Tại một sự kiện ở TP HCM vào tháng 1/2019, Chủ tịch Nguyễn Đức Tài cho rằng: "Với tôi, thất bại là một phần của cuộc chơi, muốn có được những điều mới mẻ, phải biết chấp nhận vài lần thất bại. Một người nếu quá sợ thất bại thì ngay cả đi làm công cũng không thể, chỉ lên núi gõ mõ là an toàn nhất".

Chia sẻ vào dịp công ty kỷ niệm 15 năm thành lập, Chủ tịch Nguyễn Đức Tài cũng thừa nhận, trong suốt 15 năm phát triển, chuỗi này không ngừng thực hiện quy tắc "thử và sai" để tìm ra bài toán tốt nhất cho công việc kinh doanh.

 

 

"Điều các bạn đang thấy tại Thế Giới Di Động là những thành công mà công ty đạt được sau quá trình thử và sai. Có rất nhiều thứ từng bị dẹp, nhiều thất bại phía sau mà các bạn chưa nhìn thấy", ông Nguyễn Đức Tài nói.

Theo đó, trong những năm qua, ‘thử nghiệm’ của MWG khá đa dạng, có thể kể đến: trang thương mại điện tử Vuivui.com; chuỗi Điện thoại siêu rẻ; mô hình kinh doanh kính mắt ‘shop in shop’; Điện Máy Xanh quy mô nhỏ; AVASport; Bách Hóa Xanh, chuỗi nhà thuốc An Khang.

Trong đó, chuỗi Điện Thoại Siêu Rẻ được mở vào tháng 8/2019 với tham vọng lấy thêm miếng bánh thị phần của các cửa hàng nhỏ lẻ truyền thống. Tuy nhiên, chuỗi này đã được MWG ‘khai tử’ sau chưa đầy 1 năm ra mắt.

MWG từng phải cơ cấu lại nhiều mô hình để tối ưu hoạt động kinh doanh

MWG từng phải cơ cấu lại nhiều mô hình để tối ưu hoạt động kinh doanh

Mô hình kinh doanh kính mắt cũng được MWG thử nghiệm từ năm 2019. Song, đến tháng 3/2020, tập đoàn này quyết định ngừng bán với lý do các cửa hàng nhỏ lẻ bên ngoài có lợi thế về kính thuốc, nếu đưa máy đo mắt vào các cửa hàng điện thoại, điện máy thì có phần không phù hợp.

MWG cũng chủ động thu hẹp chuỗi AVASport để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp do không có tiềm năng đóng góp doanh thu/lợi nhuận. Đây là chuỗi cửa hàng chuyên bán thời trang thể thao mới được khai trương hồi đầu năm 2022.

MWG cũng chủ động thu hẹp chuỗi AVASport để giảm bớt gánh nặng chi phí

MWG cũng chủ động thu hẹp chuỗi AVASport để giảm bớt gánh nặng chi phí

Đến cả chuỗi Bách Hóa Xanh cũng phải thu hẹp quy mô đáng kể trong năm 2022 khi đóng cửa tới 399 cửa hàng. Đến cuối năm 2022, chuỗi này còn 1.728 cửa hàng đang hoạt động.

Sau hàng loạt thử nghiệm thất bại, trong năm 2023, lãnh đạo MWG lại quay lại định hướng tập trung vào mảng kinh doanh cốt lõi là điện thoại và điện máy. Cùng với việc đóng cửa hàng loạt cửa hàng, Thế Giới Di Động cũng ghi nhận đợt sa thải nhân sự lớn.

 

 

Cụ thể chỉ trong ba tháng đầu năm 2024, số lượng nhân viên của MWG giảm 4.853 người. Lũy kế từ đầu năm 2023 đến cuối tháng 3/2024, "ông lớn" bán lẻ công nghệ này đã sa thải khoảng 13.400 nhân sự. Nếu so với thời điểm đạt đỉnh về số lượng nhân sự của Thế Giới Di Động vào cuối quý 3/2022 (80.231 người), đến cuối quý 1/2024 doanh nghiệp này đã cắt giảm hơn 19.600 nhân sự. Tính đến cuối tháng 3, doanh nghiệp này còn hơn 60.500 lao động.

Những triết lý khác lạ làm nên đế chế bán lẻ tỷ USD Thế giới Di động - 16Những triết lý khác lạ làm nên đế chế bán lẻ tỷ USD Thế giới Di động - 17

Đến nay, MWG là nền tảng bán lẻ đa ngành hiện đang dẫn đầu Việt Nam về doanh thu và lợi nhuận. Nhưng đằng sau sự thành công bùng nổ của Thegioididong hiện tại, tập đoàn này từng phải ngụp lặn trong cơn khủng hoảng văn hóa doanh nghiệp vô cùng tồi tệ vào những năm 2010-2012. Bộ máy cồng kềnh, nhân viên thu nhập thấp, hiệu suất lao động trì trệ, vị trí công việc chồng chéo, các chính sách bất cập, v.vv.. Thegioididong khi đó rệu rã và mất phương hướng. Dù các giá trị văn hóa cốt lõi của tập đoàn luôn được nêu bật trên mọi “mặt trận”, chúng vẫn chỉ là những khẩu hiệu mà thôi.

Thế nhưng, sau công cuộc rà soát và cải tổ khắt khe, Thegioididong đã đưa doanh nghiệp vào hệ thống và quy chuẩn. Nhiều chính sách đã được điều chỉnh lại và áp dụng một cách minh bạch. Các nội quy, quy chế được chỉnh đốn và thực thi chặt chẽ hơn.

Chủ tịch Nguyễn Đức Tài luôn nhấn mạnh khách hàng là vị trí số 1 trong hoạt động của MWG - Ảnh MWG

Chủ tịch Nguyễn Đức Tài luôn nhấn mạnh khách hàng là vị trí số 1 trong hoạt động của MWG - Ảnh MWG

“Khách hàng là người duy nhất quyết định số phận của một hệ thống bán lẻ. Niềm tin mạnh mẽ này là thứ không bao giờ được thay đổi tại Thế Giới Di Động”, Chủ tịch Nguyễn Đức Tài.

Trong những chia sẻ với các nhà đầu tư, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch MWG cho biết ông cùng công ty thường không quan tâm đến các đối thủ cạnh tranh của mình. Đối tượng quan trọng nhất mà doanh nghiệp này quan tâm, thậm chí là nghe được hơi thở của họ chính là các khách hàng.

MWG có phương châm là phải phục vụ được các nhu cầu của khách hàng, biết họ muốn gì. Còn tốt hơn nữa là MWG muốn lắng nghe được cả những nhu cầu mà họ chưa bao giờ được phục vụ, khách hàng mong muốn nhưng chưa ai phục vụ được. Công ty cũng có những chiến lược để nắm bắt thị hiếu, sự thay đổi của người tiêu dùng trước từ 6 tháng đến một năm.

 

 

"Với chúng tôi khách hàng là những người quan trọng nhất nên chúng tôi sẽ tập trung giải quyết các nhu cầu của họ. Còn việc nhìn vào đối thủ cạnh tranh thì rất mất thì giờ và chẳng đem lại nhiều sức mạnh hơn. Tôi lấy ví dụ bạn muốn khỏe thì bạn vào phòng tập rồi tập, nhìn vào người khác thì cũng chẳng khỏe hơn được", ông Nguyễn Đức Tài khẳng định.

Theo đó, xuyên suốt quá trình hoạt động, Thế Giới Di Động thường xuyên có những bước đột phá trong lĩnh vực bán lẻ. Nhiều năm trước, khi người dân còn quen với hình thức thanh toán một lần, chuỗi đã tiên phong áp dụng trả góp, cho phép khách hàng nhận sản phẩm ngay và thanh toán theo từng phần. Chính sách này đã từng bước thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng, góp phần phổ biến điện thoại thông minh và nhiều sản phẩm công nghệ phục vụ đời sống đến cộng đồng.

Cùng với đó, Thế Giới Di Động vẫn liên tục đưa ra nhiều chính sách giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận các sản phẩm công nghệ cao cấp như “Giá rẻ quá”, “Giá bao chấp” (hoàn tiền nếu có chênh lệch) và mới nhất là “Mua trả chậm”. 

MWG tung ra nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng mua và trải nghiệm sản phẩm

MWG tung ra nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng mua và trải nghiệm sản phẩm

Ông chủ Thế Giới Di Động cũng cho rằng, mọi thứ chi ra đều là phí, nhưng có 2 khoản chi không phí là chi cho nhân viên và khách hàng. Những khoản đó là khoản đầu tư đáng giá của doanh nghiệp. Nôm na có thể hiểu là khoản đầu tư cho con đi học, nếu thấy trường khác tốt hơn dù giá có cao hơn, chúng ta vẫn sẵn sàng cho con chuyển qua. Thế nên cần phải lắng nghe nhân viên để thay đổi kịp thời, song song hãy xem tiền trả cho nhân viên và khách hàng là tiền đầu tư.

Cùng với đó, một triết lý được MWG quan tâm để phát triển hơn nữa là nhìn lại chính mình. Triết lý của công ty là làm mọi thứ hôm nay tốt hơn ngày hôm qua. Làm được điều này MWG vẫn sẽ có cơ hội ở trong vị trí "người dẫn dắt thị trường".

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động, Chủ tịch Nguyễn Đức Tài khẳng định: “Mỗi ngày chúng ta phải lo kinh doanh, không thể ngồi đây lo giảm lượng tăng chất hoài. Nhưng định kỳ cứ 6 tháng - 1 năm một lần, để đảm bảo chúng ta không có cái gì dư thừa trên cơ thể, bảo đảm mọi thứ giữ lại đều là những thứ hiệu quả. Như vậy, chúng ta sẽ có một tổ chức gãy gọn, ngon lành, mạnh mẽ.

Giống như việc ở một cái nhà, chúng ta không thể sửa chữa liên tục, nhưng phải điều chỉnh định kỳ. Đây là văn hóa mới của tập đoàn này. Nếu các bạn kỳ vọng quá trình này chấm dứt, từ nay trở đi MWG sẽ không còn bất kỳ lần tái cấu trúc nào, thì các bạn chưa hiểu ý đồ mà tôi đang thực thi”.

 

 

Những triết lý khác lạ làm nên đế chế bán lẻ tỷ USD Thế giới Di động - 22

Trung Kiên

Chủ Nhật, ngày 17/11/2024 19:12 PM (GMT+7)
Theo Hoàng Anh ([Tên nguồn])
Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN