Những đồ uống mang về khối tài sản hàng tỷ USD cho "gia tộc" Tân Hiệp Phát
Đi lên từ một xưởng sản xuất nước ngọt nhỏ tại TPHCM giữa những năm 1990, đến nay Tân Hiệp Phát đã trở thành một “đế chế” kinh doanh với quy mô lên đến hàng tỉ USD.
Được thành lập từ năm 1994, Tập đoàn Nước giải khát Tân Hiệp Phát chủ yếu phát triển, sản xuất và bán các sản phẩm nước giải khát cho 63 tỉnh thành Việt Nam và 16 quốc gia trên thế giới.
Ông Trần Quí Thanh là người sáng lập và Giám đốc điều hành của Tập đoàn nước giải khát Tân Hiệp Phát
Ông Trần Quí Thanh là người sáng lập và Giám đốc điều hành của Tập đoàn nước giải khát Tân Hiệp Phát. Năm 1994, Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Tân Hiệp Phát được thành lập với dòng sản phẩm chính là sản xuất nước giải khát có ga, nước ngọt và hương vị bia. Giai đoạn 1995 - 2009, Tân Hiệp Phát liên tục tung ra thị trường nhều loại nước giải khát. Nổi bật là những cái tên như Nước tăng lực Number 1, Trà xanh Không Độ, Trà thanh nhiệt Dr Thanh, Trà sữa Macchiato Không Độ, Nước tăng lực Number 1 Chanh, Dâu, nước ép trái cây Number 1 Juicie, sữa đậu nành Number 1 Soya, sữa đậu xanh Number 1 Soya, nước tinh khiết Number 1, nước uống vận động Number 1 Active, trà Ô Long Không Độ Linh Chi, Trà Bí đao collagen...
Tân Hiệp Phát là một thương hiệu nước giải khát có doanh thu cạnh tranh được với các tập đoàn nước giải khát từ nước ngoài tại Việt Nam. Theo bảng xếp hạng VNR500, doanh thu năm 2011 của Tân Hiệp Phát vào khoảng 6.000 tỷ đồng, không thua kém nhiều so với Pepsi Việt Nam.
Theo báo cáo của Hiệp hội bia rượu - nước giải khát năm 2017, Tân Hiệp Phát đứng thứ 3 trong thị phần nước giải khát Việt Nam với 22,5%
Theo báo cáo của Hiệp hội bia rượu - nước giải khát năm 2017, Tân Hiệp Phát đứng thứ 3 trong thị phần nước giải khát Việt Nam với 22,5%. CocaCola, Pepsi chiếm lĩnh gần như tuyệt đối thị phần với số thị phần tương ứng là 41,3% và 22,7%.
Hiện nay, Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Tân Hiệp Phát do ông Trần Quí Thanh làm Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật; ông Riddle David Charles (Quốc tịch Anh) làm Phó Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật; bà Trần Ngọc Bích làm Giám đốc và bà Trần Uyên Phương làm Phó Tổng Giám đốc.
Theo Forbes vào năm 2012, Tân Hiệp Phát đã từ chối đề nghị hợp tác với giá trị đầu tư lên đến 2,5 tỷ USD từ Coca-Cola của Mỹ với lý do là hai bên có tầm nhìn khác nhau.
Năm 2018, khi quyển sách “Competing with giants” của bà Trần Uyên Phương - ái nữ nhà Tân Hiệp Phát xuất bản cũng đã tiết lộ chi tiết doanh nghiệp này được tập đoàn lớn ở Mỹ đặt vấn đề mua bán với mức định giá 2,5 tỉ USD. Đây có thể là thông tin hiếm hoi về quy mô doanh nghiệp mà nhà đầu tư có thể tiếp cận được.
Tập đoàn Tân Hiệp Phát hiện sở hữu 4 nhà máy sản xuất tại Bình Dương, Hà Nam, Chu Lai (Quảng Nam) và Hậu Giang, cùng các pháp nhân thành viên như Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát, Công ty TNHH Number One Hà Nam, Công ty TNHH Number One Chu Lai.
Mảng đồ uống của Tân Hiệp Phát tạo ra cả ngàn tỉ đồng lợi nhuận mỗi năm trong suốt một thời gian dài, giúp cho quy mô tài sản của doanh nghiệp tăng trong nhiều năm.
Tuy nhiên, dù được đồn đoán là có tài sản lớn nhưng sau 30 năm thành lập Tân Hiệp Phát vẫn chưa niêm yết trên sàn chứng khoán nên thông tin về tài chính của doanh nghiệp vẫn tương đối hạn chế.
Ngày 10/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thi hành lệnh bắt tạm giam đối với ông Trần Quí Thanh, bà Trần Uyên Phương (con gái ông Thanh). Từ ngày 8.4 - 10.4.2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định khởi tố bị can đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích thuộc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng thi hành Lệnh bắt tạm giam đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương. Bộ Công an giao Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) tiến hành điều tra, xác minh, giải quyết nội dung Đơn của một số công dân trên địa bàn TP.HCM và tỉnh Đồng Nai tố cáo ông Trần Quí Thanh cùng các con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích và một số cá nhân khác đã thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, “Trốn thuế”, “Cưỡng đoạt tài sản” là các dự án, bất động sản có giá trị đặc biệt lớn tại tỉnh Đồng Nai và TP.HCM từ tháng 11.2020. |
Nguồn: [Link nguồn]
Cổ phiếu SHS bất ngờ được đẩy lên mức giá trần 10.400 đồng cùng thanh khoản gần 70 triệu đơn vị - mức kỷ lục trong lịch sử 15 năm niêm yết của công ty.