Mỹ “tấn công” vào chip bán dẫn của Trung Quốc, 140 công ty chịu trận

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Mỹ vừa công bố gói hạn chế xuất khẩu mới nhằm siết chặt khả năng sản xuất chip tiên tiến của Trung Quốc. Đây là nỗ lực lớn thứ ba trong ba năm qua, nhắm đến hàng loạt công ty bán dẫn Trung Quốc, đồng thời gia tăng kiểm soát đối với các thiết bị sản xuất chip từ nhiều quốc gia.

Mỹ tiếp tục hạn chế xuất khẩu chip đến Trung Quốc

Gói hạn chế mới của Mỹ nhắm đến 140 công ty Trung Quốc, bao gồm Naura Technology Group và các nhà sản xuất thiết bị bán dẫn như Piotech và SiCarrier Technology. Động thái này nhằm ngăn Trung Quốc tiếp cận công nghệ chip tiên tiến, vốn có thể được sử dụng trong các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ mục đích quân sự, hoặc gây nguy cơ cho an ninh quốc gia của Mỹ.

Ngoài việc hạn chế thiết bị sản xuất chip, gói chính sách còn áp đặt kiểm soát mới đối với các loại chip bộ nhớ cao cấp (HBM) và 24 công cụ sản xuất chip cùng ba phần mềm thiết kế chip tiên tiến. Đây là động thái tiếp nối từ các biện pháp hạn chế xuất khẩu lớn của chính quyền Tổng thống Biden trong năm 2022, đánh dấu sự thay đổi quan trọng trong chính sách công nghệ của Mỹ đối với Trung Quốc kể từ thập niên 1990.

Hàng loạt công ty Trung Quốc, bao gồm hơn 100 nhà sản xuất thiết bị chip và các công ty như Swaysure Technology, Qingdao SiEn, và Shenzhen Pensun Technology, sẽ bị đưa vào danh sách thực thể (Entity List). Điều này nghĩa là các nhà cung cấp từ Mỹ sẽ cần giấy phép đặc biệt để giao dịch với họ.

Hai công ty đầu tư vào ngành bán dẫn là Wise Road Capital và Wingtech Technology cũng lần đầu tiên bị thêm vào danh sách này. Bên cạnh đó, các gã khổng lồ trong ngành thiết bị chip như Lam Research, KLA và Applied Materials từ Mỹ, cũng như ASM International từ Hà Lan, có thể chịu tác động nghiêm trọng từ những hạn chế này.

Mỹ nhắm vào chip bán dẫn của Trung Quốc

Mỹ nhắm vào chip bán dẫn của Trung Quốc

Trung Quốc phản ứng ra sao?

Gói hạn chế mới mở rộng quyền kiểm soát của Mỹ lên các thiết bị sản xuất chip được chế tạo bên ngoài nước Mỹ nhưng chứa bất kỳ linh kiện nào do Mỹ sản xuất. Điều này áp dụng cho các nhà sản xuất tại Israel, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), nhưng lại miễn trừ cho Nhật Bản và Hà Lan, hai quốc gia đồng minh chủ chốt trong ngành sản xuất thiết bị chip tiên tiến.

Quy định mới được thông qua sau quá trình đàm phán dài với Nhật Bản và Hà Lan. Mỹ dự kiến sẽ tiếp tục miễn trừ các quốc gia áp dụng biện pháp kiểm soát tương tự, nhằm bảo vệ lợi ích chung trong lĩnh vực sản xuất chip toàn cầu.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Lin Jian, cho rằng các biện pháp của Mỹ phá hoại trật tự thương mại kinh tế quốc tế và làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Ông tuyên bố Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền lợi của các công ty trong nước.

Trong khi đó, Bộ Thương mại Trung Quốc chưa đưa ra bình luận chính thức. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn đang đẩy mạnh nỗ lực tự cung tự cấp trong ngành bán dẫn, dù còn kém xa các nhà sản xuất dẫn đầu thế giới như Nvidia (Mỹ) và ASML (Hà Lan) về công nghệ chip tiên tiến.

Nhiều chuyên gia nhận định rằng những hạn chế mới có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng chip trên toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực AI và bộ nhớ cao cấp. Ví dụ, Samsung (Hàn Quốc) dự kiến bị ảnh hưởng nặng nề, khi khoảng 30% doanh thu từ chip HBM của họ đến từ thị trường Trung Quốc.

Dù vậy, Mỹ hy vọng những biện pháp này sẽ làm chậm lại tốc độ phát triển chip tiên tiến của Trung Quốc, từ đó giảm thiểu các nguy cơ chiến lược trong tương lai.

Việc ông Donald Trump lên nắm quyền Tổng thống thứ 47 của Mỹ càng mang đến cơ hội lớn cho ngành bán dẫn Việt Nam.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Kì Lân (Theo Reuters) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN