Lội ngược dòng, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam lãi hàng nghìn tỷ sau 10 năm lỗ

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam từng có nhiều năm thua lỗ, thậm chí đứng trên bờ vực phá sản do thị trường hàng hải thế giới suy thoái kéo dài, nhưng năm 2021, doanh thu của tổng công ty tăng 124% cùng kỳ 2020, ước đạt 19.604 tỷ đồng.

Thông tin với báo chí, Tổng Giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) Nguyễn Cảnh Tĩnh cho rằng, dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu khiến giá cước vận tải biển tăng chóng mặt. Tranh thủ khoảng thời gian này, VIMC đã đưa đội tàu tham gia vận tải quốc tế thay vì nội địa như trước đây giúp doanh thu và lợi nhuận tăng vọt.

Năm 2021, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) lãi 3.700 tỷ đồng trong khi các năm trước thua lỗ hàng trăm tỷ đồng.

Năm 2021, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) lãi 3.700 tỷ đồng trong khi các năm trước thua lỗ hàng trăm tỷ đồng.

VIMC từng có nhiều năm thua lỗ, thậm chí đứng trên bờ vực phá sản do thị trường hàng hải thế giới suy thoái kéo dài, tổng công ty này tiếp nhận nhiều doanh nghiệp vận tải biển thua lỗ từ Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam.

Thế nhưng tính đến hết năm 2021, doanh thu của tổng công ty ước đạt 19.604 tỷ đồng (tăng 124% cùng kỳ 2020; đạt 129% kế hoạch 2021), lợi nhuận tăng trưởng ước đạt 3.750 tỷ đồng. Nếu như năm 2020, VIMC lỗ tới 145,3 tỷ đồng thì sang năm 2021, mức lãi đã tăng 554% kế hoạch.

Đặc biệt, lĩnh vực khai thác cảng biển vẫn tiếp tục là hoạt động mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất của doanh nghiệp khi chiếm 78% tổng lợi nhuận hợp nhất (đạt 2.234 tỷ đồng). Trong đó, một số cảng có kết quả nổi bật như Cảng Sài Gòn, Quy Nhơn, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cam Ranh..

Ông Tĩnh cũng cho biết sau giai đoạn tái cơ cấu toàn diện (2013-2015), VIMC đã hồi phục và duy trì ổn định được năng lực sản xuất kinh doanh, đáp ứng yêu cầu vận tải, lưu thông hàng hóa của quốc gia. Hiện tại, vốn hóa của VIMC trên thị trường chứng khoán tính đến ngày 31/12/2021 là 36.617 tỷ đồng. Tổng số lao động khoảng 12.447 lao động, thu nhập bình quân 16 triệu đồng/người/tháng.

Quy mô của VIMC được thu gọn, tập trung nguồn lực trong 3 lĩnh vực kinh doanh chính là vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải và phát triển các hoạt động cốt lõi, đẩy mạnh dịch vụ chuỗi, cung ứng cho khách hàng các gói dịch vụ tổng thể, ưu việt trên cơ sở liên kết và phát huy thế mạnh của các lĩnh vực chính.

“Do yếu tố khách quan như dịch Covid-19 khiến giá cước vận tải biển tăng nên đội tàu tổng công ty được hưởng lợi từ giá cước tăng. Bản thân cũng không phải tự nhiên hưởng mà do tổng công ty nhận định đánh giá cước vận tải ngay từ đầu năm 2021. Chúng tôi điều tiết lại các tuyến làm sao hiệu quả như đưa đội tàu ra phục vụ chuyến quốc tế thay vì nội địa như trước đây để tận dụng cơ hội giá cước tăng”, ông Tĩnh nói.

VIMC từng có nhiều năm thua lỗ, thậm chí đứng trên bờ vực phá sản do thị trường hàng hải thế giới suy thoái kéo dài, tổng công ty này tiếp nhận nhiều doanh nghiệp vận tải biển thua lỗ từ Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Sau khi tái cơ cấu, 4 năm qua, doanh nghiệp đã bước đầu cân bằng và có lãi, khối cảng biển sau khi cổ phần hóa đã mang lại lợi nhuận hơn 1.000 tỷ mỗi năm, bù đắp cho hoạt động vận tải biển.

Nguồn: [Link nguồn]

Kinh doanh bết bát, chủ hãng rượu ở Hà Nội chìm trong thua lỗ 5 năm liên tiếp

Từ vị thế doanh nghiệp sản xuất rượu lớn nhất tại Việt Nam, tình hình kinh doanh của thương hiệu rượu tại Hà Nội...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN