Biến động thị trường liên tục, 'sức khỏe' của ông lớn xăng dầu ra sao?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Dù nhiều cửa hàng xăng dầu bán nhỏ giọt diễn ra ở nhiều tỉnh miền Nam và lan cả ra phía Bắc do hụt nguồn cung, nhưng từ đơn vị kinh doanh đến sản xuất xăng dầu đều lãi đậm.

Mức lãi bất ngờ

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã chứng khoán: PLX) đạt doanh thu thuần gần 73.700 tỷ đồng, tăng 113% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế của Petrolimex đạt 313 tỷ đồng tăng mạnh 179% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Petrolimex đạt 225.700 tỷ đồng (tăng 88% so với cùng kỳ), lợi nhuận trước thuế đạt 614 tỷ đồng (giảm 79% so với cùng kỳ năm 2021). Năm 2022, Petrolimex đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận trước thuế hợp nhất lần lượt là 186.000 tỷ đồng và 3.060 tỷ đồng. Với kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm, Petrolimex đã vượt 21% kế hoạch doanh thu, song mới chỉ hoàn thành 20% kế hoạch về lợi nhuận.

9 tháng đầu năm, Petrolimex đã vượt 21% kế hoạch doanh thu (ảnh: Phạm Nguyễn).

9 tháng đầu năm, Petrolimex đã vượt 21% kế hoạch doanh thu (ảnh: Phạm Nguyễn).

Ngày 30/9, hàng tồn kho của Petrolimex là 14.692 tỷ đồng, tăng 12% so với đầu năm. Trong đó, Petrolimex đang có trích lập khoản dự phòng 432 tỷ đồng, 4.200 tỷ đồng đầu tư trái phiếu.

Tương tự, Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PV OIL, mã chứng khoán: OIL) đạt doanh thu thuần 25.962 tỷ đồng trong quý III/2022, gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá bán lẻ xăng dầu trong quý liên tục đi xuống khiến lãi gộp của công ty giảm sâu và kết quả, PV OIL bị lỗ sau thuế hơn 373 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước có lãi gần 57 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng, PV OIL đạt doanh thu thuần 79.617 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 431 tỷ đồng. Như vậy, dù lỗ lớn trong quý III nhưng chỉ sau 9 tháng, PV OIL đã vượt 77% chỉ tiêu doanh thu và vượt gần 8% mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.

Tại thời điểm ngày 30/9, PV OIL ghi nhận hàng tồn kho 3.603 tỷ đồng, giảm 35% so với cuối quý II nhưng vẫn tăng 34% so với đầu năm. Trong đó, PV OIL trích lập dự phòng 150 tỷ đồng giảm giá hàng tồn kho. Vốn chủ sở hữu cuối quý III là 11.173 tỷ đồng.

Tính đến hết quý III, tổng số cửa hàng xăng dầu của PVOIL nâng lên 648 cửa hàng trong toàn hệ thống. Trong 9 tháng đầu năm, sản lượng bán hàng qua kênh PVOIL Easy đạt 71.500 m3, hoàn thành 84% kế hoạch năm.

Sản xuất cũng lãi

Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã chứng khoán: BSR, đơn vị vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất) đạt doanh thu thuần trong quý III lên tới 39.567 tỷ đồng, tăng 124% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do giá vốn cũng tăng cao nên BSR lãi trước thuế 514 tỷ đồng (tăng 3% so với cùng kỳ).

Lũy kế 9 tháng, BSR đạt doanh thu thuần là 126.717 tỷ đồng (tăng 90% so với cùng kỳ), lợi nhuận sau thuế là 12.899 tỷ đồng (tăng 223% so với cùng kỳ).

Sau 9 tháng, PV OIL đã vượt 77% chỉ tiêu doanh thu và vượt gần 8% mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra (ảnh: Phạm Nguyễn).

Sau 9 tháng, PV OIL đã vượt 77% chỉ tiêu doanh thu và vượt gần 8% mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra (ảnh: Phạm Nguyễn).

Tính đến ngày 30/9, tổng tài sản của BSR đạt 74.243 tỷ đồng, tăng 7.447 tỷ đồng so với đầu năm. Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty đạt 19.140 tỷ đồng, tiền gửi ngân hàng 7.384 tỷ đồng, tổng lượng tiền mặt và gửi ngân hàng của BSR đạt 26.524 tỷ đồng. Hàng tồn kho đạt 13.821 tỷ đồng, tăng hơn 33% so với đầu năm.

Với Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ - CTCP (Thalexim, mã chứng khoán: TLP), trong quý III ghi nhận doanh thu gấp 4,5 lần cùng kỳ, lên 7.631 tỷ đồng. Tuy nhiên, do kinh doanh dưới giá vốn, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lớn nhất Bình Dương lỗ gộp gần 25 tỷ đồng, trong khi quý III lãi gần 49 tỷ đồng. Trong 9 tháng, dù doanh thu thuần vẫn tăng tới 123% (đạt 18.572 tỷ đồng) nhưng vì kinh doanh dưới giá vốn nên Thalexim lỗ ròng hơn 76 tỷ đồng.

Giải thích về kết quả lỗ trong quý III, Thalexim cho biết, do giá thế giới đảo chiều liên tục, Nhà nước liên tục điều chỉnh giảm giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu dẫn đến kết quả kinh doanh lỗ, trong khi nguồn hàng khan hiếm, chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam, từ nhà máy lọc dầu về cảng tăng cao, đồng thời các chi phí lãi vay, tỷ giá ngoại tệ cũng ngày càng tăng cao.

Quản lý hàng loạt sân bay, ACV đang có gần 32.000 tỷ gửi ngân hàng

Ngoài khoản lãi chênh lệch tỉ giá nhờ đồng Yen Nhật lao dốc, ACV còn thu gần 1.200 tỷ đồng từ lãi các khoản tiền gửi ngân hàng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Duy Quang ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN