Lãnh đạo Công ty quản lý đường sắt Cát Linh - Hà Đông có thu nhập thế nào?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Cùng với lỗ lũy kế tăng mạnh, thu nhập của lãnh đạo Công ty quản lý đường sắt Cát Linh - Hà Đông cũng giảm đáng kể so với năm liền trước.

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) – đơn vị quản lý tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông mới đây đã công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021.

Đây cũng là năm đầu tiên doanh nghiệp quản lý hệ thống đường sắt đô thị của Hà Nội ghi nhận doanh thu khi tuyến tàu điện trên cao Cát Linh - Hà Đông chính thức vận hành.

Theo số liệu được công bố, trong năm 2021, Hanoi Metro ghi nhận doanh thu hơn 5,34 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán lên tới gần 59 tỷ đồng khiến công ty lỗ gộp 53,6 tỷ đồng.

Trong đó, chi phí cho nhân công chiếm phần lớn cơ cấu chi phí khi vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Báo cáo tài chính cho biết chi phí nhân công tăng mạnh từ 15,5 tỷ đồng trong năm 2020 lên 65,83 tỷ đồng trong năm 2021.

Trong năm 2021, Hanoi Metro ghi nhận hơn 2 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính tăng hơn 1 tỷ đồng so với con số chỉ 927 triệu của năm 2020.

Hanoi Metro lỗ ròng 63,7 tỷ đồng trong năm 2021

Hanoi Metro lỗ ròng 63,7 tỷ đồng trong năm 2021

Chi phí quản lý doanh nghiệp của Hanoi Metro trong năm 2021 cũng giảm mạnh so với năm 2020. Theo đó, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm từ 17,3 tỷ đồng xuống chỉ còn 12,2 tỷ đồng.

Do không phát sinh các khoản chi phí khác và lợi nhuận khác nên Hanoi Metro báo lỗ sau thuế hơn 63,7 tỷ đồng, tăng gần gấp 3 lần so với số lỗ chỉ 22,67 tỷ đồng trong năm 2020.

Kết thúc năm 2021, doanh nghiệp vận hành tuyến tàu điện trên cao Cát Linh - Hà Đông có lỗ lũy kế gần 160 tỷ đồng.

Cuối năm 2021, Hanoi Metro có tổng cộng tài sản gần 146 tỷ đồng, tăng đáng kể so với con số 102,6 tỷ đồng hồi đầu năm. Trong đó, doanh nghiệp có gần 60 tỷ đồng tài sản ngắn hạn bao gồm 58,2 tỷ đồng là tiền và các khoản tương đương tiền.

Hanoi Metro cũng có 301 tỷ đồng nợ phải trả, tăng hơn 100 tỷ đồng so với con số 194,25 tỷ đồng hồi đầu năm. Nguồn vốn chủ sở hữu của Hanoi Metro ghi nhận mức âm 155,3 tỷ đồng. Hồi đầu năm 2021, nguồn vốn của doanh nghiệp chỉ ghi nhận mức âm 91,6 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính kiểm toán của Hanoi Metro cũng cho biết trong năm 2021 vừa qua Chủ tịch/Tổng giám đốc Vũ Hồng Trường có thu nhập 267,8 triệu đồng, giảm mạnh so với mức thu nhập 325,16 triệu đồng trong năm 2020. Tính bình quân, mỗi tháng trong năm 2021, ông Trường có thu nhập 22,3 triệu đồng.

Phó Tổng giám đốc Lê Ngọc Quang có thu nhập 229,4 triệu đồng, tương đương 19,1 triệu đồng/tháng. Kiểm soát viên Trần Thị Thu Hà có thu nhập 229,372 triệu đồng và kế toán trưởng Vũ Thùy Linh có thu nhập 210,2 triệu đồng.

Trong năm 2022, Hanoi Metro đặt mục tiêu vận hành thêm đoạn trên cao tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội, đơn vị cũng lên kế hoạch chạy tổng cộng 89.275 lượt tàu, phục vụ hơn 7,943 triệu hành khách.

Với những con số ước tính về vận hành nói trên, Hanoi Metro đặt kế hoạch doanh thu 476 tỷ đồng, lãi ròng gần 14 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh thu vận tải hành khách công cộng bằng đường sắt đô thị dự kiến chỉ đạt 76 tỷ đồng. Quỹ tiền lương năm 2022 dự kiến là hơn 87,7 tỷ đồng.

Đặt kế hoạch thu 1.000 tỷ đồng, doanh nghiệp của ông Trương Anh Tuấn có tiềm lực thế nào?

Cùng với kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng, doanh nghiệp của Chủ tịch Trương Anh Tuấn cũng lên kế hoạch huy động cả nghìn tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu riêng lẻ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trung Kiên ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN