Kinh doanh bết bát, chủ hãng rượu ở Hà Nội chìm trong thua lỗ 5 năm liên tiếp

Từ vị thế doanh nghiệp sản xuất rượu lớn nhất tại Việt Nam, tình hình kinh doanh của thương hiệu rượu tại Hà Nội ngày càng đi xuống, kinh doanh thua lỗ triền miên, kéo dài mạch lỗ năm thứ 5 liên tiếp.

Cả năm 2021 Công ty cổ phần Rượu và nước giải khát Hà Nội (Halico) – thương hiệu sản xuất rượu lớn nhất tại Việt Nam một thời, lỗ sau thuế 23 tỷ đồng, kéo dài mạch lỗ năm thứ 5 liên tiếp và nâng lỗ chưa phân phối lên gần 470 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính quý IV/2021 của Halico ghi nhận doanh thu hơn 35 tỷ đồng, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu tiêu thụ rượu vào mùa đông ở miền Bắc tăng mạnh. Tuy nhiên, sau khi trừ giá vốn, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, công ty lỗ sau thuế 6 tỷ đồng. Đây là quý thứ 19 liên tiếp công ty không có lãi, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái thì hoạt động kinh doanh đang có dấu hiệu cải thiện dần.

Năm 2021, Công ty cổ phần Rượu và nước giải khát Hà Nội (Halico) lỗ sau thuế 23 tỷ đồng, lỗ năm thứ 5 liên tiếp

Năm 2021, Công ty cổ phần Rượu và nước giải khát Hà Nội (Halico) lỗ sau thuế 23 tỷ đồng, lỗ năm thứ 5 liên tiếp

Cả năm, Halico thu 102 tỷ đồng, biến động không nhiều so với năm trước. Công ty báo lỗ hơn 23 tỷ đồng, trong khi con số này năm trước xấp xỉ 31 tỷ đồng. Lỗ đậm nhưng công ty vẫn hoàn thành kế hoạch kinh doanh bởi hồi đầu năm, ban lãnh đạo dự kiến lỗ trước thuế phải hơn 30 tỷ đồng.

Tính đến nay, Halico đã lỗ tổng cộng 468 tỷ đồng. Điều này khiến vốn chủ sở hữu của công ty liên tục giảm qua từng kỳ báo cáo, hiện chỉ còn 345 tỷ đồng.

Halico tiền thân là nhà máy rượu Hà Nội do người Pháp xây dựng từ 1898, là một trong những doanh nghiệp sản xuất rượu lớn nhất tại Việt Nam. Doanh nghiệp này sở hữu nhiều thương hiệu như Lúa mới, Nếp mới, Vodka Hà Nội, Ba Kích Sealion.

Năm 2011, Halico từng được Diageo (một trong những nhà sản xuất rượu lớn nhất thế giới) chi 1.800 tỷ đồng để sở hữu 45,57% cổ phần. Tuy vậy, trái ngược với kỳ vọng tiếp tục phát triển mạnh mẽ sau khi có cổ đông nước ngoài hỗ trợ, kết quả kinh doanh của Halico lại đi xuống và liên tục thua lỗ suốt từ năm 2014 đến nay.

Trong báo cáo kết quả kinh doanh những năm gần đây, ban lãnh đạo Halico thường nhắc đến khó khăn do thị hiếu người tiêu dùng thay đổi, sự cạnh tranh khốc liệt từ các hãng rượu, Luật Phòng chống tác hại của bia rượu và dịch bệnh. Nhu cầu sản xuất ở mức thấp so với năng lực sản xuất dẫn tới công ty không giảm được giá thành,phải giảm công suất hoạt động xuống mức thấp. Năm ngoái, công ty lên kế hoạch tiêu thụ 2,76 triệu lít thành phẩm để thu khoảng 115 tỷ đồng.

Trong báo cáo kiểm toán năm 2020, Công ty TNHH PwC (Việt Nam) đã nêu ý kiến ngoại trừ với giá trị xây dựng cơ bản dở dang 1,386 tỷ đồng liên quan đến Dự án dây chuyền sản xuất cồn khô bị dừng hoạt động từ năm 2012 và hiện tại, Halico không có kế hoạch và cũng không cho rằng, dự án này có thể tiếp tục đâu tư. Nếu ghi nhận giảm giá trị chi phí xây dựng dở dang của dự án này, lỗ lũy kế sẽ tăng thêm 1,386 tỷ đồng.

Nguồn: [Link nguồn]

Giới đầu tư tích cực săn đất những ngày cận Tết, người mua ở ngập ngừng vì giá cao

Trong khi giới đầu tư vẫn săn lùng những lô đất nền với giá hợp lý những ngày cận Tết âm lịch thì với những người...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Tin tức doanh nghiệp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN