Không cần tài sản thế chấp, doanh nghiệp SME vẫn vay vốn dễ dàng

Dù không có tài sản thế chấp nhưng nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) vẫn được ngân hàng rót vốn hàng trăm triệu đồng để mở rộng quy mô kinh doanh.

Doanh nghiệp SME khó vay thế chấp

Theo khảo sát của Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội vay vốn ngân hàng thấp hơn nhiều so với những doanh nghiệp lớn. Đặc biệt, những gói cho vay dài hạn vô cùng khan hiếm. Các khoản vay có thời gian hoàn trả dưới một năm chiếm tới 85% tổng số khoản vay của các ngân hàng thương mại.

Trong thời buổi vay vốn khó khăn, Ngân hàng Thế giới World Bank đưa ra nhận định rằng rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp SME trong việc tiếp cận vốn ngân hàng chính là khó khăn khi sử dụng tài sản bảo đảm để thế chấp.

Doanh nghiệp SME khó tiếp cận hình thức vay thế chấp

Doanh nghiệp SME khó tiếp cận hình thức vay thế chấp

Theo đó, các ngân hàng ở Việt Nam thường yêu cầu doanh nghiệp thế chấp bất động sản, ít có xu hướng chấp nhận động sản như các khoản phải thu và hàng tồn kho. Bên cạnh đó, một số ngân hàng, đơn vị cung cấp tín dụng còn chưa hiểu rõ tiềm năng thị trường và thiếu chuyên môn trong việc định giá động sản, đặc biệt là máy móc và thiết bị.

Ngoài ra, vì những lo ngại về nợ xấu, phía ngân hàng luôn yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp tài sản đảm bảo cho các hạn mức tín dụng và không ưu tiên cho vốn vay lưu động đối với SME.

Vay tín chấp - Giải pháp thay thế vay thế chấp

Tuy nhiên, cánh cửa dẫn tới nguồn vốn của các doanh nghiệp SME không vì thế mà khép lại. Một số ngân hàng đã tiến hành xây dựng chính sách và sản phẩm phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là loại hình cho vay không cần tải sản thế chấp, phục vụ đa dạng mục đích vay.

Tiêu biểu là ngân hàng KBank mới đây đã thông báo sẵn sàng cấp hạn mức tới 300 triệu đồng, thời hạn vay đến 36 tháng cho các SME. Hiện tại, KBank đang kết hợp cùng bePOS - Siêu App Quản lý bán hàng 4.0, nhằm mang đến cho các doanh nghiệp gói vay tín chấp với lãi suất siêu ưu đãi.

Bằng việc áp dụng chuyển đổi số vào hình thức vay vốn, doanh nghiệp có thể đăng ký và nộp hồ sơ vay online trên website hoặc ứng dụng KBank. Thời gian phê duyệt khoản vay được KBank đẩy nhanh chỉ trong vòng 3-5 ngày làm việc. Vốn vay sẽ được giải ngân về tài khoản của khách hàng ngay sau khi hồ sơ được thông qua. Gói vay tín chấp KBank đặc biệt không có phí “ẩn”, mọi khoản phí đều được công khai minh bạch.

Các doanh nghiệp SME có thể tìm đến hình thức vay tín chấp

Các doanh nghiệp SME có thể tìm đến hình thức vay tín chấp

Hơn 70 năm hoạt động, KBank luôn giữ vững vị thế trong Top 3 ngân hàng thương mại lớn nhất Thái Lan với tổng tài sản gần 125 tỷ USD. Dịch vụ của KBank đã có mặt trên 16 quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Ở Việt Nam, chi nhánh KBank đã chính thức được cấp phép hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh với số vốn 80 triệu USD.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc giúp doanh nghiệp chuyển đổi số, bePOS là đơn vị cung cấp Siêu App Quản lý bán hàng cho hơn 10,000 thương hiệu tại 10 quốc gia trên toàn thế giới. Từng đạt Top 1 Grab Ignites Ventures Vietnam 2020, bePOS được KBank tin tưởng hợp tác, cùng hỗ trợ các doanh nghiệp SME tiếp cận nguồn vốn một cách nhanh chóng và kịp thời.

Để được tư vấn chi tiết về gói vay vốn tín chấp, khách hàng có thể đăng ký tại đây.

Lưu ý khi đi vay tín chấp

Mặc dù vay tín chấp là hình thức dễ tiếp cận nhưng vẫn có một số điểm mà các doanh nghiệp cần phải chú ý.

Thứ nhất, doanh nghiệp cần phải có lịch sử tín dụng tốt và chứng minh được khả năng trả nợ. Đối với những doanh nghiệp nhỏ, điều quan trọng nhất là phải đưa ra phương án sử dụng vốn hợp lý và chứng minh cho ngân hàng thấy khả năng tăng trưởng doanh thu khi được cấp vốn.

Lưu ý khi đi vay tín chấp

Lưu ý khi đi vay tín chấp

Thứ hai, doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý tới các khoản phí phạt trong hợp đồng vay. Hiện nay có 2 loại phí phạt phổ biến là phí chậm trả và phí thanh toán trước hạn.

Thứ ba, doanh nghiệp nên tìm đến những địa chỉ cho vay tín chấp chính thống, tránh trường hợp sa lầy tín dụng “đen” với nhiều khoản phí “ẩn” không minh bạch.

Trong giai đoạn cuối năm, khi mọi doanh nghiệp đều muốn về đích một cách bùng nổ nhất, vay tín chấp chính là “giải pháp cứu cánh”, góp phần phát triển kinh doanh cho nhiều doanh nghiệp SME có tiềm năng nhưng thiếu nguồn vốn.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN