Khối tài sản khổng lồ của hai đại gia sở hữu doanh nghiệp thép tỷ USD của Việt Nam
Với đà tăng ấn tượng của cổ phiếu thép, Tập đoàn Hoa Sen (HSG) của đại gia đi tu Lê Phước Vũ đã trở thành doanh nghiệp thép thứ hai có giá trị vốn hóa tỷ USD tại Việt Nam.
Trong phiên giao dịch ngày 4/10, cổ phiếu HSG của Tập đoàn Hoa Sen tăng 4,1% lên đỉnh mới 48.650 đồng/cp. Với mức giá này, giá trị vốn hóa doanh nghiệp của đại gia đi tu Lê Phước Vũ đạt 24.007,9 tỷ đồng (vượt 1 tỷ USD). Hoa Sen trở thành doanh nghiệp thép thứ hai có giá trị vốn hóa trên một tỷ USD tại Việt Nam.
Đà tăng ấn tượng của cổ phiếu HSG cũng giúp khối tài sản của đại gia đi tu Lê Phước Vũ tăng mạnh. Theo đó, với việc nắm giữ trực tiếp và gián tiếp hơn 90 triệu cổ phiếu HSG, khối tài sản của đại gia 58 tuổi người Quảng Nam hiện có giá thị trường tương đương 3.979 tỷ đồng. Ông Vũ cũng đứng thứ 39 trên bảng xếp hạng những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Ông Trần Đình Long và Lê Phước Vũ sở hữu doanh nghiệp thép có giá trị vốn hóa tỷ USD
Liên quan đến doanh nghiệp của đại gia đi tu Lê Phước Vũ, với việc HSG lập đỉnh mới, ông Hồ Thanh Hiếu, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoa Sen đã đăng ký bán 400.000 cổ phiếu HSG trong thời gian từ 7/10 đến 5/11 nhằm giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân. Phương thức giao dịch có thể là khớp lệnh hoặc thỏa thuận.
Hiện nay ông Hiếu đang nắm giữ khoảng 562.200 cổ phiếu HSG, dự kiến sau giao dịch sở hữu sẽ giảm còn 162.200 đơn vị. Theo mức giá ngày 4/10, tạm tính ông Hồ Thanh Hiếu có thể thu về khoảng 20 tỷ đồng từ việc thoái vốn.
Về kết quả kinh doanh, lũy kế 11 tháng niên độ tài chính 2020/21 (từ 1/10/2020 đến 30/9/2021) Hoa Sen ghi nhận doanh thu đạt 42.551 tỷ đồng bằng 174% so với cùng kỳ và hoàn thành 129% kế hoạch đề ra. Lợi nhuận sau thuế đạt 3.994 tỷ đồng, bằng 379% so với cùng kỳ và bằng 266% so với kế hoạch lãi 1.500 tỷ đồng đề ra trong niên độ tài chính 2020/21.
Trong khi HSG thiết lập đỉnh giá mới thì giá cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát cũng đã trở lại đỉnh cũ lịch sử 55.500 đồng/cp trong ngày 4/10. Đây cũng chính là mức giá kỷ lục mà HPG đạt được cuối phiên 1/6 khi Tập đoàn Hòa Phát chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức năm 2020, bao gồm 5% bằng tiền mặt và 35% bằng cổ phiếu.
Vốn hóa HPG hiện nay đạt trên 248.200 tỷ đồng, đứng thứ 4 thị trường chứng khoán Việt Nam sau Vietcombank (Mã: VCB), Vinhomes (Mã: VHM), Vingroup (Mã: VIC) và đứng trên PV Gas (Mã: GAS), Vinamilk (Mã: VNM), ...
Đà tăng mạnh của cổ phiếu HPG cũng đã đưa khối tài sản của ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hòa Phát tăng mạnh. Theo đó, với việc đang nắm giữ trực tiếp hơn 1,166 tỷ cổ phiếu HPG, khối tài sản của “vua thép” Trần Đình Long có giá tương đương 64.735 tỷ đồng.
Ông Long vẫn là người giàu thứ hai trên sàn chứng khoán Việt Nam sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Tuy nhiên, khoảng cách giữa Chủ tịch tập đoàn Hòa Phát và người giàu thứ 3 Việt Nam là đại gia Hồ Hùng Anh - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam lên tới gần 30 nghìn tỷ đồng.
Tháng 9 vừa qua, Hòa Phát xuất khẩu kỷ lục gần 48.000 tấn tôn mạ, cao gần gấp đôi tháng 8. Tổng sản lượng bán hàng đạt trên 55.000 tấn. Hòa Phát cho biết tất cả dây chuyền tôn mạ đều đang hoạt động hết công suất 400.000 tấn/năm.
Theo dự báo của công ty chứng khoán VDSC, Hòa Phát có thể đạt doanh thu 34.784 tỷ đồng và lãi ròng 8.248 tỷ đồng trong quý III, tăng lần lượt 41% và 119% so với cùng kỳ năm ngoái. Cả năm 2021, Hòa Phát được kỳ vọng ghi nhận 143.091 tỷ đồng doanh thu và 34.646 tỷ lãi ròng, tăng tương ứng 59% và 158%.
Nguồn: [Link nguồn]
Trong nỗ lực xử lý nợ xấu, ngân hàng Sacombank mới đây lại rao bán khoản nợ với giá hơn 1.000 tỷ đồng gồm gốc và...