Khách sạn Daewoo Hà Nội và câu chuyện ông lớn Hàn Quốc "bán con" trả nợ

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Từng được kỳ vọng sẽ trở thành biểu tượng lãnh đạo toàn cầu của tập đoàn Daewoo (Hàn Quốc) nhưng khách sạn Daewoo đi vào hoạt động không như mong đợi.

Tập đoàn Daewoo (Hàn Quốc) quyết định bán "con cưng" để cải thiện cơ cấu nợ.

Tập đoàn Daewoo (Hàn Quốc) quyết định bán "con cưng" để cải thiện cơ cấu nợ.

Daewoo Hà Nội là khách sạn 5 sao được xây dựng vào năm 1996 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cựu Chủ tịch Tập đoàn Daewoo (Hàn Quốc) Kim Woo-choong.

Khách sạn này được kỳ vọng sẽ trở thành biểu tượng lãnh đạo toàn cầu của tập đoàn, nằm trong tổ hợp Daeha (bao gồm khách sạn và tòa nhà văn phòng).

Công ty TNHH Daeha có vốn điều lệ 43,61 triệu USD, là công ty liên doanh được thành lập dựa trên sự hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam là Hanel (hiện nay là Công ty cổ phần Hanel) và Tập đoàn Daewoo (Hàn Quốc). Trong đó, Hanel nắm giữ 30% vốn (tương đương 13,083 triệu USD). Daewoo góp 30,527 triệu USD, chiếm 70% vốn điều lệ. Hanel góp vốn bằng quyền sử dụng đất, Daewoo góp tiền cho dự án.

Tuy nhiên, khách sạn Daewoo đi vào hoạt động không như mong đợi khi liên tục thua lỗ. Tới năm 2009, Công ty TNHH Daeha lỗ lũy kế hơn 3,167 triệu USD. 

Cũng vào khoảng thời điểm này, Daewoo gánh chịu khoản nợ khổng lồ do khủng hoảng toàn cầu nổ ra. Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) yêu cầu Daewoo bán bớt tài sản ngoài cốt lõi của mình để giảm tỷ lệ nợ xuống dưới 159% và Daewoo quyết định lựa chọn Khách sạn Daewoo để "bán con" trừ nợ.

Sau khi Hanel từ bỏ quyền mua của mình, Daewoo lựa chọn Lotte và thông báo sẽ bán toàn bộ 70% vốn tại liên doanh Daeha cho "ông lớn" Hàn Quốc này với giá 111 triệu USD.

Tuy nhiên, Hanel rút lại quyết định từ bỏ quyền mua nên cái "bắt tay" của Daewoo và Lotte bất thành. Hanel trở thành người nắm giữ 100% khách sạn Daewoo Hà Nội.

Giá trị thương vụ không được tiết lộ tuy nhiên, số tiền Daewoo thu được từ việc bán khách sạn để cơ cấu lại nợ theo yêu cầu của KDB được cho là cải thiện đáng kể cơ cấu nợ của công ty.

Tuy nhiên, không lâu sau khi mua lại vốn khách sạn Daewoo Hà Nội từ tay Daewoo Hàn Quốc, Hanel đã nhanh tay "lướt sóng" toàn bộ 70% vốn mới.

Bên mua chính là Công ty cổ phần Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành và Công ty cổ phần Đầu tư Hợp Thành 1. Thế nhưng câu chuyện chủ sở hữu của Daewoo Hà Nội chưa dừng lại ở đó, "chủ nhân mới" bất ngờ xuất hiện ngay thời điểm Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành và Đầu tư Hợp Thành 1 vừa hoàn thành nghĩa vụ tài chính cho thương vụ thâu tóm khách sạn Daewoo Hà Nội.

Theo báo cáo gửi cổ đông của CTCP Bông Sen vào giữa năm 2017, doanh nghiệp này công bố kế hoạch "khoản đầu tư vào dự án Deaha là 51% (tỷ lệ sở hữu gián tiếp thông qua CTCP Đầu tư Hợp Thành 1) với tổng số vốn 3.649 tỷ đồng. Tổ hợp khách sạn Deaha tiếp tục kinh doanh tăng trưởng ổn định với lợi nhuận sau thuế năm 2016 là 123 tỷ đồng)".

Việc một doanh nghiệp không mấy tên tuổi trong lĩnh vực bất động sản bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để sở hữu 51% khách sạn đắc địa nhất Hà Nội khiến giới đầu tư không khỏi ngỡ ngàng.

Từ đó đến nay, Bông Sen Corp không công khai tiến độ thương vụ này. Tuy nhiên, theo Viettimes, tại ngày 30/6/2019, Bông Sen Corp đang sở hữu 73,04% cổ phần của Hợp Thành 1, từ đó gián tiếp sở hữu 51,05% cổ phần của CTCP Daeha - chủ đầu tư khu phức hợp Trung tâm thương mại Daeha (bao gồm cả khách sạn Daewoo).

Bán hàng triệu bộ sách giáo khoa, NXB Giáo dục đang làm ăn ra sao?

Trong giai đoạn 2017-2019, hơn 100 triệu đầu sách giáo khoa (SGK) được bán ra đã đem về cho NXB Giáo dục hơn nghìn tỷ đồng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bạch Hiền ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN