Kết thúc quí đầu năm, ngân hàng nào làm ăn tốt nhất?
Báo cáo tài chính quí 1/2021 của các ngân hàng vừa công bố cho thấy nhóm các ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước nằm trong top các ngân hàng lãi lớn nhất xong cũng là những ngân hàng dẫn đầu về nợ xấu.
Đứng trong top 10 ngân hàng lãi lớn nhất quý I trong số các đơn vị có cổ phiếu giao dịch trên sàn chứng khoán Việt Nam cho thấy, Vietcombank vẫn giữ ngôi vương trong danh sách các ngân hàng lãi lớn nhất.
VietinBank dẫn đầu, lãi trước thuế cao hơn 171% so với quý I/2020. Trong khi đó, Vietcombank giữ ngôi vương về giá trị với 8.631 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 65%.
SHB lọt top 10 với 1.664 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 114% so với cùng kỳ năm trước, thay thế cho OCB (từng vào nhóm cuối năm 2020). Ngân hàng này không trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu trong quý đầu năm.
Top 10 ngân hàng có lãi trước thuế quí 1/2021 cao nhất so với quí 1/2020
Cụ thể, Vietcombank tiếp tục giữ vị trí quán quân về lợi nhuận toàn ngành với 8.631 tỷ đồng, tăng 65,3% so với quý I/2020. Tuy nhiên, khoảng cách với ngân hàng đứng liền sau là VietinBank được rút ngắn lại ghi nhà băng này ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận tới 171%, đạt 8.060 tỷ đồng.
Dù lợi nhuận cũng tăng gần gấp đôi trong kỳ lên 3.396 tỷ đồng, nhưng "ông lớn" BIDV vẫn xếp sau ba ngân hàng tư nhân là Techcombank, MB và VPBank với con số lợi nhuận lần lượt đạt 5.518 tỷ đồng (tăng 76,8%), 4.580 tỷ đồng (tăng 108,6%) và 4.006 tỷ đồng (tăng 37,6%).
Trong ba tháng đầu năm, Kienlongbank là ngân hàng có lợi nhuận tăng đột biến nhất trong ngành với mức 703 tỷ đồng, cao gấp 12 lần cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, một số nhà hàng khác cũng có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao là MSB (tăng 315,8%), SCB (tăng 579,5%), Nam A Bank (tăng 222,9%), Viet Capital Bank (tăng 215%)...
Song cũng theo Báo cáo tài chính quí 1/2021 của các ngân hàng cũng cho thấy, nhóm Ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước đang dẫn đầu về nợ xấu, trong đó BIDV dẫn đầu về huy động, cho vay và nợ xấu.
Quý 1/2021, 20/26 ngân hàng có số dư nợ xấu tăng, trong đó một số ngân hàng tăng mạnh trên 30% như ACB, Vietcombank,… trong đó ACB là ngân hàng có nợ xấu tăng mạnh nhất trong quý đầu năm nay, tăng 61% lên 2.954 tỷ đồng.
Nhóm Ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước cũng đang dẫn đầu về nợ xấu
Báo cáo phân tích của Công ty Chứng khoán SSI Research cho biết, ACB đã chủ động phân loại lại nợ của một khách hàng doanh nghiệp lớn có thể gặp khó khăn trong tương lai.
Ngoài ra, ACB cũng dự báo có thể cần hơn 2 năm để xử lý tài sản thế chấp liên quan, do đó ngân hàng đã trích lập dự phòng đầy đủ đối với khoản cho vay này.
Tiếp đó, Vietcombank cũng có nợ xấu tăng khá mạnh (tăng 47%) trong 3 tháng đầu năm lên 7.697 tỷ đồng. Nợ xấu MB tăng 29% lên 4.185 tỷ đồng.
Trong khi đó, có 6 ngân hàng ghi nhận nợ xấu giảm: VietinBank, Sacombank, SeABank, Techcombank, BacABank, Kienlongbank. Có thể nói, Kienlongbank là ngân hàng có nợ xấu giảm mạnh nhất, đột ngột giảm từ 1.883 tỷ đồng xuống còn 560 tỷ đồng.
Mặc dù các ngân hàng đã công bố những kết quả khả quan về tăng trưởng lợi nhuận của năm 2021 của ngành, tuy nhiên theo các chuyên gia, các ngân hàng cũng rất “nặng gánh” với vấn đề nợ xấu.
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh – Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế NHNN, tính đến 16/4, tín dụng nền kinh tế tăng 3,34% so với cuối năm 2020. Các TCTD cũng đã quyết liệt triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
Sắc đỏ bất ngờ bao trùm thị trường do đà giảm diễn ra trên nhiều nhóm ngành như bất động sản, xây dựng, dầu khí,...
Nguồn: [Link nguồn]