Hàng không nội địa Việt Nam thuộc nhóm phục hồi nhanh nhất thế giới

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Chỉ trong tháng 6/2022, sự “bùng nổ” thị trường hàng không Việt Nam cho thấy nhu cầu đi lại, du lịch, công tác, giao thương rất sôi động. Sức tăng trưởng mạnh mẽ này đã đưa hàng không nội địa Việt Nam vào nhóm phục hồi mạnh nhất thế giới.

Theo trang phân tích số liệu hàng không OAG, Việt Nam nằm trong top 10 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi mạnh mẽ nhất thế giới, bên cạnh Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia, Brazil, Mexico và Canada. Chỉ trong tháng 6/2022, các hãng hàng không tại Việt Nam đã cung ứng ra thị trường hơn 5,8 triệu ghế trên các chặng nội địa, tăng hơn 32% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo số liệu từ Cục Hàng không Việt Nam, 6 tháng đầu năm, lượng hành khách thông qua các cảng hàng không Việt Nam ước đạt 40,7 triệu khách, tăng 56,8% so với cùng kỳ 2021. Trong đó, khách quốc tế đạt 1,8 triệu khách, tăng 904,6%; khách nội địa đạt 38,9 tăng 52,6%.

Các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển 20,1 triệu khách, tăng 56,1% so với cùng kỳ 2021. Trong đó, khách quốc tế đạt 667 nghìn khách, khách nội địa 19,5 triệu khách, tăng 51,8% so với cùng kỳ 2021.

Trong tháng cao điểm du lịch hè, sân bay Nội Bài liên tục ghi nhận “biển người” chen chân làm thủ tục bay.

Trong tháng cao điểm du lịch hè, sân bay Nội Bài liên tục ghi nhận “biển người” chen chân làm thủ tục bay.

Tổng lượng ghế cung ứng nội địa và quốc tế của Việt Nam đạt hơn 6,5 triệu ghế, xếp thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia đạt hơn 9,6 triệu ghế. Nếu Indonesia được đánh giá là thị trường hàng không lớn nhất Đông Nam Á thì Việt Nam là quốc gia phục hồi mạnh nhất.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là quốc gia sở hữu nhiều chặng bay nội địa bận rộn nhất trong khu vực, có thể kể đến vị trí đầu tiên là chặng TP.HCM – Hà Nội, theo sau là các chặng Đà Nẵng – Hà Nội, Đà Nẵng – TP.HCM, Phú Quốc – Hà Nội, Phú Quốc – TP.HCM. Chặng bay giữa Hà Nội và TP.HCM cũng là chặng bay nội địa bận rộn thứ hai trên toàn thế giới trong tháng 6/2022.

Trong khi đó, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và Nội Bài nằm trong top 10 sân bay có tổng lượng cung ứng ghế tháng 6/2022 cao nhất khu vực. Sân bay quốc tế Cam Ranh, Đà Nẵng và Phú Quốc nằm trong top 10 các sân bay có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất dựa trên lượng cung ứng ghế cho các chuyến bay quốc tế. Đây cũng là các thành phố du lịch biển nổi tiếng nhất tại Việt Nam, được bạn bè quốc tế chọn để du lịch sau thời gian đại dịch kéo dài.

Dự kiến trong năm 2022, lượng hành khách thông qua các cảng hàng không trên cả nước ước đạt 87,8 triệu khách, tăng 190% so với năm 2021.

Dự kiến trong năm 2022, lượng hành khách thông qua các cảng hàng không trên cả nước ước đạt 87,8 triệu khách, tăng 190% so với năm 2021.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, triển vọng phát triển hàng không Việt trong năm nay và thời gian tới khá rõ nét, nhiều khả năng sẽ là lĩnh vực dẫn đầu sóng phục hồi trở lại sau dịch với hàng loạt đường bay nội địa, quốc tế được khôi phục và mở rộng. Các chuyến bay khai thác nội địa đã có sự bứt phá, các chuyến bay quốc tế đưa khách nước ngoài cũng sôi động trở lại.

Trong thời gian qua, nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nhất là hàng không, du lịch, dịch vụ liên quan. Do vậy, khi nền kinh tế phục hồi, các khu vực này được dự đoán là sẽ bật tăng mạnh khi nhu cầu đi lại và du lịch đã bị nén quá căng trong thời gian qua.

Hiện tại, các hãng hàng không Việt Nam cũng như quốc tế đã khôi phục phần lớn các đường bay đến các thị trường truyền thống, tuy nhiên, lượng khách quốc tế chủ yếu vẫn là khách công vụ, thăm thân, kinh doanh, mà lượng khách du lịch, nguồn khách chính của ngành hàng không vẫn còn rất hạn chế.

Các thị trường du lịch lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) vẫn chưa được kích hoạch mạnh mẽ do các quốc gia này vẫn duy trì các biện pháp chống dịch ở những mức độ khác nhau, chưa tạo điều kiện cho du lịch quốc tế.

Dự kiến trong năm 2022, lượng hành khách thông qua các cảng hàng không trên cả nước ước đạt 87,8 triệu khách, tăng 190% so với năm 2021, trong đó khách quốc tế đạt 5 triệu khách, tăng 844% so với năm 2021. Khách nội địa 82,8 triệu khách, tăng 178,4% so với năm 2021.

Nguồn: [Link nguồn]

Lỗ nặng, cổ phiếu bị kiểm soát, ông lớn hàng không có động thái mới

Hiện tại, HNV vẫn đang trong diện kiểm soát, vì vốn chủ sở hữu bị âm trong báo cáo quý 1/2022.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Châu Dương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN