Hãng bay của tỷ phú Quyết được định giá 4 tỷ USD, muốn huy động 200 triệu USD từ Mỹ

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Được định giá khoảng 4 tỷ USD, hãng bay Bamboo Airways của tỷ phú Trịnh Văn Quyết sẽ vượt mặt giá trị vốn hóa của cả Vietnam Airlines và Vietjet. Thậm chí hãng bay này còn lọt Top 25 trên bản đồ ngành hàng không thế giới.

Tối ngày 14/4, hãng tin Reuters đăng tải thông tin cho biết hãng hàng không Bamboo Airways của tỷ phú Trịnh Văn Quyết có kế hoạch huy động 200 triệu USD tương đương 5 – 7% cổ phần trong đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại Mỹ dự kiến vào quý III/2021. Với kế hoạch này, giá trị vốn hóa thị trường của Bamboo Airways được định giá khoảng 4 tỷ USD.

Reuters đưa tin Bamboo Airways có kế hoạch huy động 200 triệu USD trong đợt IPO trên Sở Giao dịch Chứng khoán New York vào quý III/2021

Reuters đưa tin Bamboo Airways có kế hoạch huy động 200 triệu USD trong đợt IPO trên Sở Giao dịch Chứng khoán New York vào quý III/2021

Nếu thực hiện IPO tại Mỹ thành công, Bamboo Airways sẽ trở thành hãng hàng không có giá trị vốn hóa lớn nhất tại Việt Nam (xấp xỉ 92.000 tỷ đồng), gấp hơn 2 lần Vietnam Airlines (45.385 tỷ đồng), gấp 1,3 lần giá trị vốn hóa của Vietjet – hãng bay đang chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam.

Theo thống kê của trang Companies Market Cap, với việc định giá 4 tỷ USD, Bamboo Airways cũng sẽ lọt Top 24 hãng hàng không hàng đầu thế giới. Hãng hàng không Việt đứng ngay sau những cái tên lớn như Cathay Pacific (Hong Kong - 5,87 tỷ USD), Hainan Airlines (Trung Quốc - 4,35 tỷ USD), Allegiant Air (Mỹ - 4,08 tỷ USD) và đứng trên Spirit Airlines (Mỹ - 3,64 tỷ USD), Copa Holdings (Mỹ - 3,44 tỷ USD)

Chủ tịch Trịnh Văn Quyết cho biết: “Việc IPO sẽ là một phần trong nỗ lực của chúng tôi nhằm mở rộng dịch vụ trên toàn cầu”, đồng thời cho biết thêm rằng Bamboo Airways đã lựa chọn một công ty kiểm toán quốc tế để chuẩn bị cho kế hoạch IPO trên Sở Giao dịch Chứng khoán New York.

Đây cũng là kế hoạch mới nhất của hãng, theo đó, việc niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam đang là kế hoạch dự phòng, tùy thuộc vào các điều kiện thị trường.

Cùng với kế hoạch tiến hành IPO tại Mỹ, Bamboo Airways cũng đang tiến hành nâng quy mô đội máy bay từ 30 lên 40 chiếc vào cuối năm 2021, bao gồm thêm 2 máy bay thân rộng Boeing 787-9 Dreamliner. Hãng đặt mục tiêu khai thác các đường bay thẳng tới nhiều nước, bao gồm Mỹ, Úc, Đức, Nhật Bản, Anh… trong năm 2021, nếu tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát tốt.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn của Reuters, Chủ tịch Bamboo Airways cho biết, hãng dự kiến thực hiện các chuyến bay thuê chuyến tới Mỹ vào tháng 7 tới, khai trương đường bay thẳng kết nối TP.HCM và San Francisco vào tháng 9/2021, với tần suất ban đầu là 3 chuyến/tuần.

Trước đó, vào tháng 11/2020, Bamboo Airways đã chính thức được Bộ Giao thông Vận tải Mỹ cấp giấy phép vận chuyển hành khách, hàng hóa, bưu phẩm giữa Việt Nam và Mỹ.

Kể từ khi thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 1/2019, Bamboo Airways đã có sự phát triển ấn tượng trong những năm qua. Năm 2020, dù ngành hàng không thế giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, nhưng Bamboo Airways là hãng bay hiếm hoi "lội ngược dòng" khủng hoảng Covid-19, khi khôi phục nhanh chóng toàn bộ mạng bay nội địa, giữ vững tỷ lệ đúng giờ cao nhất toàn ngày từ khi cất cánh (96%), phục vụ gần 4 triệu lượt khách an toàn tuyệt đối.

Bamboo Airways cũng đang tiến hành nâng quy mô đội máy bay từ 30 lên 40 chiếc vào cuối năm 2021

Bamboo Airways cũng đang tiến hành nâng quy mô đội máy bay từ 30 lên 40 chiếc vào cuối năm 2021

Tính đến hết năm 2020, Bamboo Airways đã khai thác vượt xấp sỉ 40% số chuyến bay và sản lượng khách so với cùng kỳ năm 2019, liên tiếp dẫn đầu bảng thống kê các hãng phục hồi và vượt công suất khai thác sau dịch bệnh.

Hiện tại Hãng đang khai thác hơn 60 đường bay, đã vận chuyển trên 7 triệu lượt khách an toàn tuyệt đối 100%, cùng tỉ lệ bay đúng giờ cao nhất toàn ngành hàng không. AirlineRatings đánh giá Bamboo Airways đạt mức tuyệt đối về an toàn hàng không, 7/7 sao về phòng chống Covid-19.  

Sau khi báo lãi trước thuế 400 tỷ đồng trong năm 2020, Bamboo Airways đang đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 25% lên 500 tỷ đồng trong năm 2021.

Ngày 5/2/2021, Bamboo Airways đã tăng vốn điều lệ từ 7.000 tỷ đồng lên 10.500 tỷ đồng. Do nguồn vốn mà các nhà đầu tư chiến lược khác góp vốn vào lớn hơn nên tỷ lệ sở hữu trực tiếp của Tập đoàn FLC tại Bamboo Airways từ 51,24% giảm xuống còn 39,4%. Theo đó, Bamboo Airway sẽ không còn là công ty con mà là công ty liên kết của Tập đoàn FLC.

Định giá 50 tỷ USD, hãng xe của tỷ phú Vượng trả lời ra sao về khả năng niêm yết tại Mỹ?

Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã có phản hồi chính thức về những thông tin về khả năng niêm yết Công...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trung Kiên ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN