Dự chi 7,8 tỷ USD mua 50 máy bay Boeing 737 Max mới, Vietnam Airlines đang kinh doanh ra sao?

Đang gánh khoản lỗ lũy kế lên tới hơn 1 tỷ USD, Vietnam Airlines vẫn muốn mua 50 tàu bay Boeing 737 Max với trị giá có thể lên đến 7,8 tỷ USD.

Theo Reuters, nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Vietnam Airlines đã ký thỏa thuận mua 50 tàu bay Boeing 737 Max trị giá lên đến 7,8 tỷ USD. Thương vụ này phục vụ kế hoạch thay thế các tàu bay cũ đã hơn chục năm tuổi của Vietnam Airlines.

Cách đây 4 năm, hãng này đã được Cục Hàng không duyệt dự án đầu tư 50 tàu bay thân hẹp A320/321 hoặc B737 Max 8/9/10 giai đoạn 2021-2025. Từ năm ngoái đến nay, Vietnam Airlines cũng đã thông báo bán đấu giá một số tàu bay A321 cũ.

Vietnam Airlines muốn mua 50 tàu bay Boeing 737 Max mới

Vietnam Airlines muốn mua 50 tàu bay Boeing 737 Max mới

Vietnam Airlines muốn mua thêm một lượng lớn máy bay mới trong bối cảnh từ cuối năm ngoái đến nay, nhu cầu về tàu bay trên toàn cầu lên cao do nhu cầu đi lại phục hồi sau đại dịch. Cùng với đó, Boeing cũng có thỏa thuận với VietJet (VJC) để bán 200 máy bay 737 MAX của hãng.

Hồi giữa năm, lãnh đạo một hãng hàng không trong nước cũng cho biết việc bổ sung tàu mới không dễ trong bối cảnh giá mua, thuê đều đã tăng so với giai đoạn 2-3 năm trước. Còn với hai nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới, theo Bloomberg, Boeing và Airbus đều đã bán hết số lượng các máy bay có lịch bàn giao đến hết năm 2030.

Trước khi ký thỏa thuận mua 50 tàu bay Boeing 737 Max trị giá có thể lên đến 10 tỷ USD, Vietnam Airlines đang chìm trong thua lỗ với khoản lỗ lũy kế lên tới hơn 1 tỷ USD.

Báo cáo tài chính quý II/2023 cho biết Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - HVN) đạt tổng doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 20.696 tỷ đồng, cao hơn 12,3% so với quý II/2022.

Đây cũng là quý thứ 7 liên tiếp doanh thu của Vietnam Airlines tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Sau khi trừ đi giá vốn, Vietnam Airlines ghi nhận lãi gộp 929 tỉ đồng. Đây cũng là quý lãi gộp thứ hai liên tiếp của Tổng công ty.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Tổng công ty đạt doanh thu hơn 44.000 tỷđồng, tăng 47% so với cùng kỳ; lãi gộp đạt gần 2.900 tỷ  đồng, khả quan hơn nhiều so với khoản lỗ gộp nửa đầu năm 2022.

Sau khi hạch toán hết các khoản chi phí, Vietnam Airlines lỗ sau thuế 1.331 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay. Khoản lỗ này đã giảm so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ bằng 1/4 so với 6 tháng đầu 2022. Còn nếu tính riêng quý II thì Tổng công ty giảm lỗ 50% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do các công ty con kinh doanh có lãi và các doanh nghiệp vận tải giảm lỗ.

Trên bảng cân đối tài chính, HVN có tổng nợ phải trả lên tới hơn 70.756 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là hơn 57.274 tỷ đồng và nợ dài hạn là hơn 13.482 tỷ đồng. Doanh nghiệp có tổng cộng nguồn vốn là 59.158 tỷ đồng, đồng thời HVN cũng có khoản lỗ lũy kế lên tới hơn 35.667 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 11.598 tỷ đồng.

Hiện Vietnam Airlines cũng gặp khó khăn trong việc tổ chức ĐHCĐ trong bối cảnh hơn 2,2 tỷ cổ phiếu (trị giá khoảng 1,3 tỷ USD) bị đưa vào diện hạn chế giao dịch kể từ ngày 12/7 và vào diện cảnh báo từ ngày 11/7.

Liên quan đến việc cổ phiếu HVN chuyển sang diện hạn chế giao dịch từ ngày 12/07/20203, Vietnam Airlines cho biết, Vietnam Airlines đã và đang tích cực triển khai các biện pháp để sớm đưa cổ phiếu HVN trở lại tình trạng giao dịch bình thường.

Cổ phiếu VinFast tiếp tục điều chỉnh, giá trị vốn hóa mất mốc 40 tỷ USD

Giá trị vốn hóa hãng xe điện của tỷ phú Phạm Nhật Vượng trên sàn chứng khoán Mỹ mất mốc 40 tỷ USD khi cổ phiếu VinFast đã có phiên giảm điểm thứ 8 liên tiếp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Anh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN