Doanh nghiệp Việt ở đâu trong miếng bánh xuất siêu gần 3 tỷ USD?
Trong 1,5 tháng đầu năm 2021, dù nền kinh tế Việt Nam xuất siêu gần 3 tỷ USD, nhưng hầu như các doanh nghiệp trong nước không được chia phần trong miếng bánh béo bở này.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong tháng đầu tiên của năm 2021 đạt 55 tỷ USD, giảm nhẹ 1% so với tháng 12/2020. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 28,55 tỷ USD, tăng 3,2% (tương ứng tăng 893 triệu USD); nhập khẩu đạt 26,46 tỷ USD, giảm 5,2% (tương ứng giảm 1,45 tỷ USD).
Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/02/2021, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 2,76 tỷ USD
So với tháng 01/2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước tăng 48,2%; trong đó xuất khẩu tăng 55,1%, tương ứng tăng 10,14 tỷ USD và nhập khẩu tăng 41,3%, tương ứng tăng 7,74 tỷ USD.
Trong 15 ngày đầu tiên của tháng 2/2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 19,18 tỷ USD. Kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 02/2021 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/02/2021 đạt 74,15 tỷ USD, tăng 31,1%, tương ứng tăng 17,58 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2020. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/02/2021, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 2,76 tỷ USD.
Trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ từ 01/01/2021 đến 15/02/2021 và cùng kỳ năm 2020 - Nguồn: Tổng cục Hải quan
Tuy nhiên, gần như các doanh nghiệp nội không được chia phần trong miếng bánh suất siêu gần 3 tỷ USD trong 1,5 tháng đầu năm 2021 bởi thực tế là các doanh nghiệp FDI xuất siêu, doanh nghiệp trong nước nhập siêu.
Thậm chí nếu các doanh nghiệp trong nước không nhập siêu, con số thặng dư thương mại của Việt Nam trong 1,5 tháng đầu năm 2021 có thể tăng hơn 5 tỷ USD.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 1,5 tháng đầu năm 2021, Việt Nam có 7 nhóm hàng xuất khẩu đạt giá trị tỷ USD là gỗ và sản phẩm từ gỗ, hàng dệt may, giày dép các loại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại các loại và linh kiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng và phương tiện vận tải, phụ tùng.
Danh mục hàng nhập khẩu tỷ USD bao gồm có chất dẻo nguyên liệu, vải các loại, sắt thép các loại, máy vi tính, điện tử và linh kiện, điện thoại các loại và linh kiện, máy móc, thiết bị phụ tùng.
Tổng kim ngạch xuất khẩu 8 loại hàng trị giá tỷ USD của Việt Nam trong 1,5 tháng đầu năm mới ước đạt 26,6 tỷ USD, trong khi đó 6 loại hàng nhập khẩu ước đạt giá trị 19,7 tỷ USD.
Tính đến hết ngày 15/02/2021, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của nhóm các doanh nghiệp FDI đạt 29,07 tỷ USD, tăng 46,5%, tương ứng tăng 9,23 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm 75,6% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp này đạt 23,96 tỷ USD, tăng 32,1% (tương ứng tăng 5,82 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 67,1% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
Trị giá nhập khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ 01/01/2021 đến 15/02/2021 và cùng kỳ năm 2020 - Nguồn: Tổng cục Hải quan
Trong khi khu vực doanh nghiệp FDI có thặng dư thương mại đạt 5,11 tỷ USD, thì các doanh nghiệp khu vực trong nước lại thâm hụt cán cân thương mại hơn 2,4 tỷ USD. Do kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 9,4 tỷ USD, trong khi nhập khẩu gần 12 tỷ USD.
Do những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 ở nhiều nước trên thế giới nên trong tháng 1/2021, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt 35,54 tỷ USD, tăng 45,3% so với tháng 01/2020, tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (64,6%) trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước.
Trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là: châu Mỹ: 11,42 tỷ USD, tăng 58,8%; châu Âu: 6,42 tỷ USD, tăng 48,7%; châu Đại Dương: 1 tỷ USD, tăng 26,4% và châu Phi: 621 triệu USD, tăng 70% so với tháng 01/2020.
Nguồn: [Link nguồn]
Anh cho biết cây lan cũng như người, muốn có hoa đẹp, cây phải được yêu thương.