Đề xuất “tái quốc hữu hóa”, cổ phiếu ACV giảm giá mạnh

Giá cổ phiếu ACV của Tổng CTCP Cảng hàng không Việt Nam đã giảm mạnh 9,6% trong trong phiên giao dịch ngày 10/09. Đây là phiên giảm giá thứ ba liên tiếp với cổ phiếu này với tổng mức giảm 12%.

Cơ hội lên sàn HOSE bị chặn

Việc ACV giảm giá trùng với thời điểm Bộ GTVT công bố tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giao quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do Nhà nước đầu tư, quản lý.

Trong đó, Bộ GTVT kiến nghị tái quốc hữu hóa ACV nêu trong đề án có thể là nguyên nhân khiến NĐT phản ứng tiêu cực, do thay đổi kỳ vọng về lộ trình thoái vốn của Nhà nước tại ACV cũng như ý chí thực hiện kế hoạch chuyển từ sàn UPCoM lên sàn HOSE của ACV.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là tờ trình từ phía Bộ GTVT và chưa được Thủ tướng phê chuẩn. Theo nhận định của CTCK Rồng Việt (VDSC), kiến nghị này khó thực hiện do chưa có cơ chế rõ ràng.

Đặc biệt, cổ phiếu ACV đang quanh ngưỡng 71.000 đồng/cp, cao hơn 5 lần giá IPO bình quân (14.000 đồng/cp).

Ngoài ra, việc phê duyệt đề án nếu hoàn tất trước cuối năm nay sẽ là cơ sở để ACV tiến hành đầu tư bảo trì đường cất hạ cánh tại 2 sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Việc ghi nhận nguồn thu và chi phí phát sinh từ khu bay sẽ tiếp tục được hạch toán lần lượt thông qua khoản mục phải thu khác và phải trả khác của ACV.

Theo đề án của Bộ GTVT, sau năm 2025, các tài sản kết cấu hạ tầng hàng không có thể sẽ được bàn giao về Cục Hàng không dân dụng để quản lý, sử dụng. Do vậy, về dài hạn, gần như không có khả năng ACV được hợp nhất doanh thu cất hạ cánh từ khu bay.

Đề xuất “tái quốc hữu hóa”, cổ phiếu ACV giảm giá mạnh - 1

ACV đã độc quyền càng độc quyền hơn

Theo nội dung Tờ trình số 6413/TTr-BGTVT của Bộ GTVT về việc đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giao quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do Nhà nước đầu tư, quản lý, Đề án được kì vọng sẽ tháo gỡ nút thắt về cơ chế cho ACV trong việc đầu tư cải tạo đường cất hạ cánh ở sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất vốn đang bị xuống cấp sau nhiều năm không được sửa chữa lớn.

Cũng thông qua đề án này, Bộ GTVT đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét lộ trình mua lại phần vốn do các cổ đông ngoài nhà nước nắm giữ để ACV là doanh nghiệp nhà nước với lý do “đảm bảo an ninh quốc phòng cho hoạt động hàng không”.

Tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do Nhà nước quản lý bao gồm các tài sản kết cấu hạ tầng hàng không tại các cảng hàng không, sân bay mà không được tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa ACV bao gồm:

Đường cất hạ cánh, đường lăn, máy móc thiết bị phục vụ trực tiếp hoạt động bay (hệ thống cất hạ cánh chính xác, đèn đêm); Các tài sản thuộc khu bay do địa phương đầu tư tại cảng hàng không quốc tế Cát Bi (thuộc UBND thành phố Hải Phòng) và cảng hàng không quốc tế Cam Ranh (thuộc UBND tỉnh Khánh Hòa); Đường cất hạ cánh, đường lăn thuộc sở hữu Bộ Quốc phòng đang được khai thác cho hoạt động bay dân dụng tại các Cảng hàng không Thọ Xuân, Chu Lai, Phù Cát, Tuy Hòa, Nội Bài, Đà Nẵng…

Mặc dù ACV được giao quản lý, khai thác những tài sản này nhưng lại không được quyền đầu tư sửa chữa lớn do thuộc sở hữu của nhiều bộ, ngành, cơ quan quản lý Nhà nước.

Mặt khác, nguồn đầu tư công trung hạn trong giai đoạn 2016-2020 và ngân sách nhà nước cho công tác bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng không vẫn chưa được bố trí dẫn đến việc thực hiện công tác bảo trì gặp nhiều khó khăn. Điều này dẫn đến các hạng mục đầu tư sửa chữa lớn không được thực hiện từ sau khi thực hiện cổ phần hóa ACV.

Tờ trình mới đây của Bộ GTVT là đề án để giải quyết các vướng mắc về cơ chế đầu tư, sửa chữa các tài sản kết cấu hạ tầng hàng không đề cập ở trên. Các nội dung chính được Bộ GTVT kiến nghị gồm:

Tiếp tục giao ACV quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do Nhà nước đầu tư, quản lý đến hết năm 2025. Sau thời hạn trên, Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng về việc xem xét quyết định chuyển tài sản kết cấu hạ tầng hàng không cho cơ quan quản lý nhà nước về hàng không quản lý, sử dụng.

Cho phép ACV được sử dụng nguồn thu từ tài sản kết cấu hạ tầng hàng không để chi trả các chi phí liên quan đến tài sản kết cấu hạ tầng hàng không như: chi phí hoạt động thường xuyên; chi phí bảo trì, sửa chữa, duy tu; chi phí đầu tư, nâng cấp, mở rộng…

Nghiên cứu xem xét lộ trình mua lại phần vốn do các cổ đông ngoài nhà nước nắm giữ để ACV là doanh nghiệp nhà nước.

Nhà nước lỗ nặng nếu mua lại ACV theo giá thị trường

Vì lý do an ninh quốc phòng trong hoạt động hàng không, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa đề xuất Thủ tướng xem xét mua...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hiền Anh ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN