DCM báo lãi ròng 460 tỷ sau 9 tháng
Sau 9 tháng đầu năm 2020, CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HOSE: DCM) đem về gần 460 tỷ đồng lãi ròng, tăng 49% so cùng kỳ. Công ty đã vượt gần 8 lần chỉ tiêu lợi nhuận đề ra cho năm 2020.
DCM vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 3/2020 với doanh thu thuần 2,019 tỷ đồng và lãi ròng gần 101 tỷ đồng, lần lượt tăng 36% và gấp 15 lần cùng kỳ.
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2020 của DCM
Trong quý 3/2020, doanh thu thuần của DCM đạt 2,019 tỷ đồng, tăng 36%; lợi nhuận gộp thu được gần 257 tỷ đồng, tăng 111%. DCM có lãi ròng gần 101 tỷ đồng, gấp 15 lần cùng kỳ (chưa tới 7 tỷ đồng).
Lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu của Công ty đạt mức 5,458 tỷ đồng, tăng 8% so cùng kỳ; trong đó, doanh thu từ Urê chiếm gần 4,442 tỷ đồng, tăng 18%. Lãi ròng đạt gần 460 tỷ đồng, tăng 49% so cùng kỳ. Với các chỉ tiêu đề ra cho năm nay, DCM đã thực hiện 69% về doanh thu và vượt gần 8 lần về lợi nhuận sau thuế. Vượt xa kế hoạch lợi nhuận một phần là do kế hoạch năm 2020 quá thận trọng (chỉ tiêu lãi sau thuế chưa tới 52 tỷ đồng, giảm 88% so với thực hiện năm trước).
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2020 của DCM
Các đơn vị ngành phân bón điển hình như DCM, DPM hay BFC đều ghi nhận biên lợi nhuận cải thiện trong năm 2020. Tận dụng diễn biến giá dầu thấp dẫn đến giảm giá nguyên liệu đầu vào, nhóm doanh nghiệp này đã đẩy mạnh sản xuất và tăng bán hàng. Với riêng DCM, biên lãi gộp sản phẩm Urê đạt mức 20.2% trong 9 tháng đầu năm 2020, cao hơn mức 17.7% cùng kỳ.
Kỳ vọng thay đổi chính sách thuế GTGT
Liên quan tới nhóm phân bón, câu chuyện mới đây nhất là việc Bộ Tài chính vừa công bố Dự thảo Nghị quyết về chính sách thuế GTGT để hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp sản xuất phân bón.
Công ty Chứng khoán (CTCK) VNDirect cho rằng đây là dấu hiệu tích cực và chính sách mới có thể được thông qua vào tháng 11 tới đây, trên cơ sở: (1) việc phê duyệt một Nghị quyết dễ dàng hơn nhiều so với phê duyệt Luật mới, (2) đánh thuế mặt hàng phân bón có thể giúp bổ sung nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, hỗ trợ việc dùng chính sách tài khóa như một công cụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hậu Covid-19, và (3) các cơ quan có liên quan (Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hiệp hội Phân bón Việt Nam) đều ủng hộ việc sửa đổi chính sách.
Theo dự thảo Nghị quyết, mặt hàng phân bón sẽ được đánh thuế GTGT ở mức 5% thay vì không chịu thuế như hiện tại. Nhờ đó, các doanh nghiệp sản xuất được hoàn thuế GTGT cho chi phí đầu vào, làm giảm giá vốn hàng bán và cải thiện biên lợi nhuận. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón, vốn đang không chịu thuế đầu vào và đầu ra, sẽ đánh mất lợi thế về thuế, qua đó giảm sức cạnh tranh so với hàng nội địa.
VNDirect duy trì đánh giá tích cực với ngành phân bón, nhờ động lực từ thay đổi chính sách. Tuy vậy, CTCK này cho rằng tác động của chính sách mới lên các doanh nghiệp là khác nhau do sự khác biệt về cơ cấu chi phí và khả năng chuyển nghĩa vụ thuế vào giá bán cho khách hàng. Các công ty sản xuất phân Urê có thể hưởng lợi nhiều hơn các công ty nhập khẩu và sản xuất NPK.
Nguồn: [Link nguồn]
Tổng Công ty Dược Việt Nam - CTCP (UPCoM: DVN) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất 9 tháng đầu năm 2020 với doanh...