Đại gia phố Núi nợ chồng chất, ôm ngàn tỷ quá hạn thanh toán

CTCP Tập đoàn DLG (Đức Long Gia Lai) có trụ sở tại TP PLeiku, tỉnh Gia Lai, hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư đa ngành tại Việt Nam với vốn điều lệ gần 3000 tỷ đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, DLG ghi nhận doanh thu thuần 1.460 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ 2018. Nguồn thu của Tập đoàn này gồm nhiều mảng từ bán đá, linh kiện điện tử, phân bón, gỗ, nông nghiệp đến dịch vụ vận tải, BOT. 

Doanh thu tài chính của DLG tăng hơn gấp đôi lên 142 tỷ đồng nhờ bán công ty con. Các loại chi phí không thay đổi nhiều, DLG báo lãi sau thuế hơn 49 tỷ đồng. Hiện DLG đang có 10 công ty con và 6 công ty liên kết. 

Tính đến 30/6/2019, tổng tài sản của DLG ở mức 8.752 tỷ đồng. Nợ phải trả chiếm đến 5.227 tỷ đồng, trong đó riêng nợ vay là 3.694 tỷ đồng, còn lại là các chi phí phải trả khách hàng và đối tác. Chi phí trả lãi vay của DLG trong nửa đầu năm là hơn 177 tỷ đồng.

Đáng chú ý, trong báo cáo soát xét, kiểm toán đã nhấn mạnh đến số nợ gần 125 tỷ đồng phải thu từ Tập đoàn Xây dựng Cầu đường, Thủy lợi, XNK Daohuensong & Công ty TNHH Đầu tư phát triển MTV Lào liên quan đến hợp đồng xây dựng 5 cây cầu bê tông tại Lào.

Kiểm toán nhấn mạnh về các khoản nợ quá hạn thanh toán của DLG đến Qúy II 2019

Kiểm toán nhấn mạnh về các khoản nợ quá hạn thanh toán của DLG đến Qúy II 2019

Theo DLG, đây là công trình của Chính phủ Lào, nguồn thanh toán phụ thuộc vào ngân sách nhà nước và tiến độ giải ngân của Sở giao thông vận tải tỉnh Khăm Muồn (chủ đầu tư). Hiện DLG đã nghiệm thu công trình nhưng một số nhà thầu khác chưa hoàn thiện hạng mục dẫn đường nên chủ đầu tư chưa thể nghiệm thu để thanh toán cho DLG.

Đặc biệt là, kiểm toán cũng nhấn mạnh rằng, tính đến 30/6, hầu hết các khoản nợ của DLG đều đã quá hạn thanh toán (đặc biệt là nợ vay ngân hàng, tổ chức, cá nhân và nợ trái phiếu đến hạn trả). Tất cả các ngân hàng đều ngừng giải ngân cho DLG.

Những điều này cho thấy sự tồn tại của các yếu tố không chắc chắn có thể nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. DLG có khả năng không thanh toán các khoản nợ phải trả trong điều kiện bình thường. Theo đó hoạt động của DLG phụ thuộc vào hoạt động có lãi trong tương lai hoặc thỏa thuận với các chủ nợ về việc gia hạn, giãn nợ, giảm lãi… để có nguồn lực tiếp tục hoạt động bình thường trong các năm tới.

Theo ghi nhận, chủ nợ lớn nhất của DLG tính đến hết Qúy II là Ngân hàng BIDV với khoảng 1.800 tỷ đồng, sau đó là Vietinbank, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín. 

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu DLG đang giao dịch với mức giá chỉ 1.500 đồng/cổ phiếu, nằm trong nhóm thấp nhất trên sàn HSX. 

Ông chủ nhà sách Phương Nam kinh doanh sa sút mạnh

CTCP Văn hóa Phương Nam (PNC) được biết đến nhiều với sở hữu hệ thống Nhà sách Phương Nam, bên cạnh các lĩnh vực khác...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Minh ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN