Chủ nhà hàng nổi tiếng ở Hồ Gươm rời khỏi cuộc chơi nóng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Đang sở hữu nhà hàng duy nhất nằm sát bờ Hồ Gươm, nhưng CTCP Thủy Tạ (TTJ) sẽ phải rời sàn chứng khoán vào ngày 19/1 tới đây do không còn đủ điều kiện là công ty đại chúng.

Thị trường chứng khoán tiếp tục sôi động ngay từ những ngày đầu năm 2021 khi lượng tiền được nhà đầu tư đổ vào liên tục tăng sau mỗi phiên giao dịch. Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp niêm yết trên các sàn đều nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Chủ của nhà hàng nổi tiếng ở Hồ Gươm rời sàn chứng khoán sau hơn 3 năm niêm yết trên UPCoM

Chủ của nhà hàng nổi tiếng ở Hồ Gươm rời sàn chứng khoán sau hơn 3 năm niêm yết trên UPCoM

Theo đó, mới đây Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã có thông báo về việc hủy đăng ký giao dịch đối với 3 triệu cổ phiếu TTJ của Công ty Cổ phần Thủy Tạ vào ngày 19/1/2021 do không còn đủ điều kiện là công ty đại chúng. Cổ phiếu TTJ sẽ giao dịch phiên cuối cùng trên Upcom vào ngày 18/1/2021.

Với quyết định này thì chủ doanh nghiệp của nhà hàng duy nhất sát Hồ Gươm - Hà Nội sẽ chính thức rút lui sau hơn 3 năm trên sàn chứng khoán.

Cổ phiếu TTJ chính thức giao dịch trên UPCoM từ 20/6/2017 với giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên tại mức 31.000 đồng/cp. Tuy nhiên, thời gian qua cổ phiếu này không nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư khi thanh khoản giao dịch của TTJ rất thấp.

TTJ duy trì tại mức giá 45.000 đồng/cp từ hồi giữa tháng 5/2020 và đã không phát sinh giao dịch nào trong khoảng thời gian đó đến nay.

CTCP Thủy Tạ tiền thân là Nhà hàng Thủy Tạ, thành lập tháng 5/1958. Đây là nhà hàng duy nhất nằm sát bờ Hồ Gươm với thương hiệu kem nổi tiếng Thủy Tạ. Sau đó, công ty còn phát triển thêm chuỗi Café, nước tinh khiết, bánh trung thu …

Về cơ cấu cổ đông, tính đến 31/12/2019 Thủy Tạ có 4 cổ đông lớn nắm giữ tổng cộng 74,36% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của công ty. Trong đó cổ đông lớn nhất là Hapro sở hữu 30% vốn cổ phần.

Hiện Hapro là một doanh nghiệp quản lý quỹ đất rất lớn. Sau cổ phần hóa, Tập đoàn BRG của bà Nguyễn Thị Nga đã trở thành cổ đông chiến lược và nắm quyền điều hành ở doanh nghiệp này.

Kết quả kinh doanh năm 2019, Thủy Tạ ghi nhận doanh thu thuần hơn 88 tỷ đồng, giảm gần 14% so với cùng kỳ năm 2018.

Chí phí giá vốn và chi phí bán hàng lần lượt giảm mạnh 37% và 30% so với cùng kỳ, nhưng chi phí QLDN lại tăng mạnh gấp 6 lần lên mức 20 tỷ đồng. Lợi nhuận doanh nghiệp trước thuế hơn 3,9 tỷ đồng.

Nhưng do chi phí thuế doanh nghiệp tăng mạnh lên hơn 3,1 tỷ đồng nên lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm mạnh chỉ còn 791 triệu đồng, chỉ bằng 1/3 kết quả kinh doanh đạt được trong năm 2019.

Trước đó, hồi cuối 2019, Thương hiệu Diêm Thống Nhất 63 năm tuổi cũng đã hủy đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn Upcom.

Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, tính đến hết ngày 31/12/2020, tổng số doanh nghiệp ĐKGD trên thị trường UPCoM đạt 909 doanh nghiệp với tổng khối lượng ĐKGD đạt hơn 38 tỷ cổ phiếu, tương ứng giá trị ĐKGD đạt 381 nghìn tỷ đồng.

Nguồn: [Link nguồn]

Tăng giá 18 lần trong chưa đầy 1 năm, sản phẩm này tăng còn mạnh hơn Bitcoin

Sau nhiều năm xây dựng năng lực xuất khẩu và thuê thương nhân, các nhà sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng và các nhà...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trung Kiên ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN