Choáng ngợp với những “kho tiền” lớn của đại gia Việt

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Không tính các tổ chức tài chính ngân hàng, những doanh nghiệp này cũng đang sở hữu “kho tiền” khổng lồ khiến nhiều người phải choáng ngợp.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng nắm giữ “kho tiền” lớn

Theo đó, tính đến ngày 31/12/2020, tổng tài sản Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đạt 424.268 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 135.757 tỷ đồng, tăng lần lượt 5% và 13% so với cuối năm 2019.

Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang có gần 40.000 tỷ đồng tiền mặt và gửi ngân hàng

Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang có gần 40.000 tỷ đồng tiền mặt và gửi ngân hàng

Đáng chú ý, tiền gửi ngân hàng tăng cao kỷ lục với 28.157 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, 11.763 tỷ đồng đầu tư tài chính ngắn hạn. Trong đó chủ yếu là do tập đoàn tăng các khoản tiền gửi bằng VND có kỳ hạn từ 1 tháng đến 3 tháng với lãi suất 2,5%/năm đến 4,3%/năm từ 10.807 tỷ đồng lên 19.090 tỷ đồng; tiền gửi ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn từ 3 tháng đến 1 năm (lãi suất từ 2,2% đến 7,1%) cũng tăng thêm 4.100 tỷ đồng.

Như vậy, riêng khoản tiền gửi ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi của Vingroup đã lên mức kỷ lục từ trước đến nay sau khi khoản mục này tăng thêm trên 10.000 tỷ đồng trong năm vừa qua.

ACV sở hữu “kho tiền” hơn 33.000 tỷ đồng

Cùng với những hãng bay như Vietnam Airlines, VietJet Air và Bamboo Airway, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cũng chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid 19 gây ra.

Trong quý IV, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của ACV giảm gần 65% đạt 1.701 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp còn 215 tỷ đồng tuy nhiên nhờ doanh thu hoạt động tài chính, chi phí bán hàng giảm, lợi nhuận thuần đạt 413 tỷ đồng.  Sau khi trừ đi các chi phí, thuế… lợi nhuận sau thuế ACV còn 346 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 2.273 tỷ đồng.

Luỹ kế cả năm 2020, doanh thu ACV ghi nhận 7.802 tỷ đồng, giảm 135%, lợi nhuận còn 1.712 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 8.214 tỷ đồng của năm 2019. Tổng cộng tài sản của ACV giảm còn 56.992 tỷ đồng.

Cơ cấu doanh thu của ACV ở tất cả các mảng đều giảm mạnh. Tuy nhiên ACV có hơn 33.000 tỷ gửi ngân hàng kỳ hạn dưới 12 tháng, tăng 7% so với số đầu năm. Nhờ tiền gửi tiết kiệm mà ACV thu về 2.146 tỷ đồng tiền lãi, tăng mạnh so với con số 1.801 tỷ đồng năm 2019.

Nhiều tiền mặt như “vua sữa”

Trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm sữa, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VNM) là cái tên đáng chú ý khi sở hữu tài sản hàng chục nghìn tỉ đồng.

Tại thời điểm cuối năm 2020, tổng tài sản của Vinamilk ở mức hơn 48.432 tỉ đồng, tăng 8,3% so với hồi đầu năm 2020.

Trong đó, tổng tiền (bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng) của Vinamilk đạt hơn 19.625 tỉ đồng, tăng hơn 28,3% so với hồi đầu năm 2020.

Ở khoản mục đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, Vinamilk đã đem hơn 17.313 tỉ đồng gửi ngắn hạn tại các ngân hàng, con số này tăng hơn 39,2% so với hồi đầu năm 2020.

Xét về kết quả kinh doanh, trong năm 2020 Vinamilk thu về hơn 59.636 tỉ đồng doanh thu thuần, tăng nhẹ 5,9% so với năm 2019. Lãi sau thuế của Vinamilk ở mức hơn 11.235 tỉ đồng, tăng hơn 6,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hòa Phát nắm trong tay “kho tiền” chục nghìn tỷ đồng

Cuối năm 2020, Tập đoàn Hòa Phát có tổng tài sản là 131,5 nghìn tỷ đồng, tăng gần 30 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2019. Doanh nghiệp của tỷ phú Trần Đình Long cũng đang sở hữu kho tiền lên tới hơn 13 nghìn tỷ đồng, tăng mạnh so với đầu năm 2020 khi doanh nghiệp chỉ có hơn 4,5 nghìn tỷ đồng.

Trong đó, tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp là hơn 2 nghìn tỷ đồng và hơn 10,9 nghìn tỷ đồng các khoản tương đương tiền. Số tiền gửi có kỳ hạn của Hòa Phát tại ngày 31/12 lên tới hơn 8,8 nghìn tỷ đồng.

Năm 2020, Hòa Phát đạt doanh thu 91.279 tỷ đồng, tăng 41% so với năm 2019. Lợi nhuận sau thuế cả năm đạt hơn 13.500 tỷ đồng, tăng 80%.

Đại gia địa ốc cũng có hàng chục nghìn tỷ đồng

Cùng với tỷ phú Phạm Nhật Vượng, một đại gia địa ốc khác cũng đang nắm giữ lượng tiền mặt lớn là Tập đoàn Novaland của ông Bùi Thành Nhơn.

Tập đoàn Novaland có lượng tiền mặt lớn sẵn sàng cho việc triển khai các dự án BĐS

Tập đoàn Novaland có lượng tiền mặt lớn sẵn sàng cho việc triển khai các dự án BĐS

Kết thúc năm 2020, tổng tài sản của Novaland là 144,5 nghìn tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với con số 89,9 nghìn tỷ đồng của năm 2019. Tập đoàn địa ốc này đang sở hữu “kho tiền” lên tới 11,6 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 4 nghìn tỷ đồng so với con số 6,5 nghìn tỷ đồng cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, doanh nghiệp có hơn 7 nghìn tỷ đồng gửi ngân hàng và 4,5 nghìn tỷ đồng tương đương tiền (gửi ngân hàng thương mại có kỳ hạn từ 1-3 tháng).

Bên cạnh đó, những doanh nghiệp như Tập đoàn xăng dầu Việt Nam cũng đang sở hữu số tiền tới 6,5 nghìn tỷ đồng, Tổng công ty khí Việt Nam cũng đang có 5,3 nghìn tỷ đồng tiền và tương đương tiền.

Nguồn: [Link nguồn]

Doanh nghiệp của đại gia Nam Định gánh khoản nợ hơn 30 nghìn tỷ đồng

Nợ vay ngắn hạn của doanh nghiệp cũng tăng mạnh so với cùng kì.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trung Kiên ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN