Chỉ đào vàng lên bán mà cũng thua lỗ

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Hiện là công ty đại chúng duy nhất trong lĩnh vực khai thác vàng, công ty CP Vàng Lào Cai ( UPCoM: GLC ) liên tục báo lỗ vì hàng loạt lý do: đầu tư lớn, chi phí cao, biến đổi địa chất, nạn vàng tặc, và thậm chí là hết hạn khai thác nhưng chưa xin được gia hạn cấp phép…

Nghịch lý: Giá vàng bứt tốc - doanh nghiệp đào vàng “chết lâm sàng”

Thị trường tài chính vừa chứng kiến cơn bão giá vàng “làm mưa làm gió” trong những ngày qua. Nếu như năm 2016, giá vàng trong nước chỉ 32 - 34 triệu đồng/lượng thì đến hôm 7/8/2020 nó đã đạt đỉnh 61 - 62 triệu đồng/lượng, tăng gần gấp đôi sau 4 năm. Đặc biệt, có những thời điểm, giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới tới 4 triệu đồng/lượng. Điều này cho thấy tâm lý bất an của người dân trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn vì đại dịch Covid-19 và những ai đang nắm giữ vàng trong thời điểm này thực sự là những người giàu có.

Thế nhưng, điều nghịch lý là có một công ty khai thác vàng - hiện là doanh nghiệp (DN) khai thác vàng duy nhất niêm yết trên sàn chứng khoán - lại đang làm ăn thua lỗ, hoạt động tê liệt, mặc kệ giá vàng tăng phi mã ra sao.

Đó chính là công ty CP Vàng Lào Cai, được thành lập năm 2007 với vốn điều lệ ban đầu 45 tỷ đồng (về sau tăng lên 105 tỷ đồng), hoạt động chính là đầu tư dự án khai thác, tuyển và luyện vàng gốc mỏ vàng tại xã Minh Lương (Văn Bàn, Lào Cai).

Công ty Vàng Lào Cai làm ăn bết bát trong cơn bão giá vàng (ảnh minh họa).

Công ty Vàng Lào Cai làm ăn bết bát trong cơn bão giá vàng (ảnh minh họa).

Năm 2019, hoạt động kinh doanh của Vàng Lào Cai lao dốc không phanh so với năm 2018. Cụ thể, doanh thu thuần đạt 11,25 tỷ đồng, giảm 90% so với năm 2018 và ghi lỗ 15,6 tỷ đồng, giảm tới 192% so với lợi nhuận 2018.

Kiểm toán báo cáo tài chính này, kiểm toán viên từng lưu ý lỗ lũy kế của công ty đến hết tháng 12/2019 là 53,4 tỷ đồng, nợ ngắn hạn là 10,7 tỷ đồng, cao hơn cả tài sản ngắn hạn đang có là 9,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, ban giám đốc công ty tin rằng các chủ sở hữu và các bên liên quan sẽ tiếp tục hỗ trợ công ty, do đó báo cáo tài chính vẫn được lập trên cơ sở giả định công ty hoạt động liên tục.

Đến quý I/2020, công ty tiếp tục không có doanh thu nhưng các chi phí hoạt động vẫn phát sinh, từ đó ghi lỗ hơn 4 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế đến cuối tháng 3/2020 là hơn 57 tỷ đồng trên tổng tài sản khoảng 60 tỷ đồng.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do sả‌n lượng khai thác quặng của Vàng Lào Cai chỉ đạt 748 tấn, chưa đến 1% so với kế hoạch năm là 19.000 tấn. Sả‌n lượng thực hiện này cũng chỉ như “muối b‌ỏ biển“ so với sả‌n lượng thiết kế tối đa 100.000 tấn quặng nguyên khai/năm của dự á‌n. Sản lượng kim loại vàng sả‌n xuất cả năm là 5,46 kg, đạt 3,9% so với mục tiêu.

Sở dĩ có sự sụt giảm sản lượng khai thác nói trên chủ yếu do Giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT số 12121000234 thay đổi lần thứ 3 ngày 30/5/2014) và giấy phép khai thác khoáng sả‌n (GPKTKS số 2915/GP-BTNMT cấp ngày 19/12/2016 đến ngày 26/4/2019) đã hết hạn, nên công ty đã tạm dừng khai thác, chủ yếu tập trung bảo vệ tài nguyên.

Tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 của công ty diễn ra ngày 30/6/2020, ban lãnh đạo Vàng Lào Cai không đưa ra kế hoạch kinh doanh cụ thể cho năm 2020. Thay vào đó, công ty cho biết sẽ tập trung đầu tư, nâng cấp trang thiết bị để tận thu tối đa hàm lượng vàng còn lại ngay sau khi được gia hạn giấy phép khai thá‌c.

Lãnh đạo công ty này cũng cho biết, nhóm nhà đầu tư mới đã thực hiện đầy đủ những thủ tục cần thiết để xin gia hạn giấy phép khai thác song vì một số lý do khách quan lẫn chủ quan mà việc gia hạn giấy phép chưa được hoàn thành.

Hệ lụy từ cuộc “chuyển giao quyền lực” của TKV

Được biết, tại thời điểm thành lập Vàng Lào Cai vào năm 2007, doanh nghiệp có 5 cổ đông sáng lập, trong số đó, cổ đông Nhà nước chiếm cổ phần lớn nhất là tổng công ty Khoáng sả‌n TKV – CTCP sở hữu 33% vốn điều lệ (về sau tăng lên 46,14%).

Đến thời điểm 31/12/2018, cơ cấu cổ đông lớn của DN gồm: TKV sở hữu 46,14% vốn điều lệ, công ty CP Khoáng sản 3 – Vimico chiếm 21,71%, ông Uông Huy Giang 8,65%, công ty TNHH MTV Khoáng sản – Bitexco 6,43%, công ty CP Khoáng sản Đông Dương 6,33%.

Tính đến ngày 31/12/2019, công ty CP Vàng Lào Cai có 4 cổ đông lớn nắm giữ tổng 88,96% vốn điều lệ. Cụ thể, ông Cao Trường Sơn (23,29%), ông Chu Quang Tú (22,86%), ông phạ‌m Anh Tuấn (20,09%), ông Uông Huy Giang (22,91%). Đáng chú ý, tất cả cổ đông lớn của DN này không tham gia vào bộ máy lãnh đạo và quản lý.

Chủ tịch HĐQT công ty là bà Đoàn Thị Yến Châu, Giám đốc công ty là bà Hoàng Thị Quế. Bà Châu và bà Quế không có cổ phần tại công ty này.

Tuy nhiên sau đó cơ cấu cổ đông này có sự thay đổi, đặc biệt thương vụ thoái sạch 46,14% vốn của TKV tại Vàng Lào Cai vào thời điểm tháng 2/2019 đã khiến công ty gặp nhiều xáo trộn và khó khăn. Cụ thể là những khó khăn trong việc tá‌i cấ‌u trúc bộ máy quản lý (do hầu hết nhân sự cũ của công ty đồng loạt ngh‌ỉ việc), phối hợp lên phương á‌n tru‌y quét vàng tặc, x‌ử lí hàng tồn kho.

Ngoài ra, vẫn theo ban lãnh đạo Vàng Lào Cai, khai thác vàng là lĩnh vực gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh. Báo cáo thường niên năm 2019 của doanh nghiệp đã nêu ra hàng loạt rủi ro bao gồm: Biến đổi địa chất khiến các thân quặng đang khai thác có sự đứt quãng, teo thắt và xê dịch; Các thân quặng tại mỏ Minh Lương đều mỏng, trữ lượng không lớn…

Còn nhớ, báo cáo tình hình kinh doanh trước khi lên sàn chứng khoán đầu năm 2019 của Vàng Lào Cai ghi nhận, công ty có doanh thu hàng năm khoảng 100 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2018 đạt mức cao 17 tỷ đồng, thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) đạt 1.621 đồng.

Được biết, do đặc điểm quặng vàng ở Việt Nam phân bố khá rải rác, tập trung chủ yếu ở địa hình miền núi phía Bắc (Hòa Bình, Lào Cai, Hà Giang..) và một số tỉnh miền trung như Quảng Nam, Quảng Bình, ngành khai thác vàng chưa có doanh nghiệp quy mô quá lớn, kết quả kinh doanh cũng khá nghèo nàn.

Trước Vàng Lào Cai, tập đoàn Besra Việt Nam cũng được cấp phép khai thác mỏ vàng Bồng Miêu (1997) và mỏ vàng Phước Sơn (1999). Tuy nhiên, các mỏ vàng này hoạt động cũng không hiệu quả, công ty đã 11 lần bị cục Thuế Quảng Nam ra quyết định xử phạt vì chậm nộp thuế.

Nguồn: [Link nguồn]

Hơn 300 doanh nghiệp ”khai tử” mỗi ngày - cao nhất 5 năm qua

Trong 7 tháng đầu năm, có 63.461 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tương đương mức bình quân hơn 300 doanh nghiệp đóng cửa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Minh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN