Cảng Cát Lái kinh doanh thế nào trước nguy cơ phải dừng hoạt động tiếp nhận hàng hoá?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Không chỉ đứng trước nguy cơ phải tạm thời ngưng tiếp nhận tàu hàng mới, Cảng Cát Lái cũng vừa có kết quả kinh doanh tụt lùi trong quý 2 và 6 tháng đầu năm 2020.

Thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải cho biết trong thời gian qua, một số nhà máy, xí nghiệp ở khu vực phía Nam phải thu hẹp sản xuất hoặc ngừng hoạt động do bị phong tỏa để phòng chống dịch Covid-19 nên nhu cầu lấy hàng tại cảng giảm, trong khi lượng container nhập về cảng từ tàu biển vẫn tăng trưởng. Dẫn đến hàng hóa tồn tại cảng tăng cao, nguy cơ trong thời gian tới Cảng Cát Lái có thể phải tạm thời ngưng tiếp nhận tàu, ảnh hưởng xấu đến chuỗi cung ứng, tăng chi phí logistics và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Lượng hàng tồn đọng lớn thời gian qua ảnh hưởng đến hoạt động liên tục của Cảng Cát Lái

Lượng hàng tồn đọng lớn thời gian qua ảnh hưởng đến hoạt động liên tục của Cảng Cát Lái

Trước tình hình cấp bách nêu trên, Bộ GTVT và các cơ quan, đơn vị đã khẩn trương triển khai các giải pháp thuộc thẩm quyền để hỗ trợ doanh nghiệp như: cùng chủ hàng tháo gỡ để sớm nhận hàng, tăng năng lực khai thác của bãi cảng, giảm lượng hàng nhập về cảng...

Để giảm tải tại cảng biển sầm uất nhất Việt Nam hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị cho phép Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn vận chuyển container hàng nhập khẩu nói chung trong đó có container tồn đọng trên 90 ngày về lưu giữ, thông quan, giao cho khách hàng và thanh lý hàng tồn đọng tại các cơ sở của Tổng Công ty là cảng Tân Cảng Hiệp Phước, các ICD Tân Cảng Nhơn Trạch (Đồng Nai), ICD Tân Cảng Sóng Thần (Bình Dương), ICD Tân Cảng Long Bình (Đồng Nai); …

Không chỉ đối mặt nguy cơ tạm ngưng hoạt động để chờ giải phóng hàng tồn do tác động tiêu cực của dịch Covid-19, Cảng Cát Lái cũng vừa có thêm quý kinh doanh đi lùi so với cùng kỳ năm 2020.

Báo cáo tài chính hợp nhất của doanh nghiệp cho biết trong quý 2 vừa qua doanh thu doanh thu thuần chỉ đạt gần 66,4 tỷ đồng, giảm mạnh so với doanh thu hơn 81,2 tỷ đồng cùng kỳ năm 2020.

Giá vốn bán hàng trong kỳ của doanh nghiệp hết 39,7 tỷ đồng, khiến lợi nhuận gộp chỉ đạt 26,7 tỷ đồng, giảm gần 8 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Trong quý 2, doanh thu hoạt động tài chính của Cảng Cát Lái cũng giảm từ gần 3 tỷ đồng trong năm 2020 xuống chỉ còn hơn 1,4 tỷ đồng, chi phí lãi vay tương đương với cùng kỳ khi hết hơn 1,9 tỷ đồng.

Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng từ 4,6 tỷ đồng lên 4,9 tỷ đồng khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Cảng Cát Lái còn 24,4 tỷ đồng, giảm 8,9 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020.

Sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, Cảng Cát Lái báo lãi 19,08 tỷ đồng, giảm 28,99% so với cùng kỳ.

Theo lý giải của doanh nghiệp, thì ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến hoạt động vận tải, logistics của các công ty con.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Cảng Cát Lái đạt doanh thu 145,8 tỷ đồng giảm đáng kể so với con số 165,5 tỷ đồng cùng kỳ. Doanh nghiệp lãi sau thuế 41,3 tỷ đồng, giảm hơn 3,3 tỷ đồng so với 6 tháng đầu năm 2020.

Đến hết quý 2/2021, Cảng Cát Lái có tổng tài sản hơn 717 tỷ đồng, tăng hơn 12 tỷ đồng so với đầu năm.

Trong đó, doanh nghiệp có gần 33,5 tỷ đồng nợ phải trả, giảm đáng kể so với số nợ hơn 58,6 tỷ đồng đầu năm. Trong đó, nợ ngắn hạn của doanh nghiệp chiếm hơn 90% với 32,2 tỷ đồng.

Lượng tiền và tương đương tiền cuối kỳ của doanh nghiệp đang nắm giữ cũng tăng lên hơn 205 tỷ đồng.

Ngân hàng của bầu Hiển kinh doanh ra sao trước khi Tổng giám đốc Nguyễn Văn Lê từ nhiệm?

Ngân hàng SHB của bầu Hiển vừa có biến động lớn trên băng ghế lãnh đạo khi Tổng giám đốc Nguyễn Văn Lên xin từ nhiệm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trung Kiên ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN