Bên bờ vực phá sản, lãnh đạo Vietnam Airlines nhận lương bao nhiêu?

Trong 6 tháng đầu năm nay, các lãnh đạo hưởng mức lương chưa bằng một nửa so với cả năm ngoái và thấp hơn rất nhiều so với năm 2019.

Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, số chuyến bay khai thác của Vietnam Airlines sụt giảm mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong 6 tháng đầu năm 2021, Vietnam Airlines ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất 14.075 tỷ đồng, giảm 43% so với cùng kỳ 2020 và thực hiện khoảng 38,5% kế hoạch cả năm. Lỗ ròng 6 tháng ước tính khoảng 10.000 tỷ đồng.

Theo đó, tiền lương của lãnh đạo của Vietnam Airlines cũng sụt giảm mạnh. Trong 6 tháng đầu năm nay, các lãnh đạo hưởng mức lương chưa bằng một nửa so với cả năm ngoái và thấp hơn rất nhiều so với năm 2019.

Cụ thể, năm 2021, quỹ tiền lương và thù lao cho HĐQT và Ban kiểm soát (BKS) lần lượt là 2,83 tỷ đồng và 208 triệu đồng, tổng cộng hơn 3 tỷ đồng.

Số chuyến bay sụt giảm mạnh ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngành hàng không

Số chuyến bay sụt giảm mạnh ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngành hàng không

So với thực hiện năm 2020, con số này cao hơn khoảng 27%, tuy nhiên số lượng thành viên HĐQT và BKS chuyên trách năm nay cũng lớn hơn năm ngoái.

Tổng quỹ lương và thù lao thực hiện năm ngoái là gần 2,4 tỷ đồng, tương đương 86% kế hoạch được đại hội cổ đông phê duyệt.

Trong 6 tháng đầu năm nay, chi phí tiền lương cho HĐQT và BKS của Vietnam Airlines tương đương khoảng một nửa kế hoạch đề ra.

Trong đó, Chủ tịch HĐQT Đặng Ngọc Hòa và Thành viên HĐQT Lê Hồng Hà cùng nhận khoảng 269 triệu đồng, tương ứng với gần 44,7 triệu đồng/tháng. Ngoài vai trò Thành viên HĐQT, ông Lê Hồng Hà đồng thời là Tổng Giám đốc Vietnam Airlines.

Hai Thành viên HĐQT Tạ Mạnh Hùng và Lê Trường Giang mỗi người nhận 233 triệu đồng trong 6 tháng qua, tương đương 38,8 triệu đồng mỗi tháng. Mỗi ông đại diện sở hữu 15,67% vốn của Vietnam Airlines.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, khoảng 9.700 lao động của Vietnam Airlines không có công ăn việc làm vì sản lượng bay quá thấp. Các phi công và tiếp viên làm việc theo giờ bay thực tế. Số còn lại được huấn luyện đào tạo để khi thị trường phục hồi thì có thể hoạt động ngay.

Khoảng 70% lao động đi làm theo sản lượng, còn 30% đã được cho tạm hoãn hợp đồng lao động khoảng 6-12 tháng. Những lao động phải tạm hoãn này được tiếp tục đào tạo. Khi thị trường hồi phục sẽ có đợt kiểm tra về chuyên môn, ngoại ngữ, … để quay lại công việc.

"Những lao động ngưng việc 6-12 tháng được hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người/tháng và được duy trì chế độ phúc lợi như bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hưu trí tự nguyện, miễn giảm cước vé máy bay, …", ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT của Vietnam Airlines cho hay.

Từng lương ba cọc ba đồng, người phụ nữ tay trắng phất lên giàu ”khủng” nhờ điều này

Bà đã có con đường thay đổi sự nghiệp ngoạn mục và có tài sản lớn khiến nhiều người choáng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuyến Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế "kháng sốc" COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN