Bên bờ vực phá sản, đâu là những chủ nợ lớn nhất của Vietnam Airlines?

Covid-19 kéo dài đã khiến các hãng hàng không lao đao. Trong đó, Vietnam Airlines là đơn vị bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Số nợ phải trả quá hạn của Vietnam Airlines đã lên tới hơn 6.200 tỷ đồng, khiến Tổng công ty này rơi vào trạng thái cực kỳ khó khăn, bên bờ vực phá sản.

Quý I năm nay, Vietnam Airlines lỗ ròng kỷ lục gần 5.000 tỷ. Tính đến ngày 31/3, vốn chủ sở hữu  chỉ còn 1.030 tỷ đồng, lỗ lũy kế lớn hơn vốn điều lệ. Nếu thua lỗ thêm một quý nữa, nhiều khả năng Tổng công ty sẽ âm vốn chủ sở hữu và bị hủy niêm yết khỏi HOSE, chuyển xuống giao dịch ở UPCoM.

Dự thảo báo cáo của Bộ KH & ĐT nhận định: "Vietnam Airlines hiện đang đối mặt với rủi ro kiện tụng pháp lý với số nợ quá hạn quá cao và rủi ro trong việc không cân đối trả các khoản vay ngắn hạn đến hạn tại các ngân hàng".

Trong báo cáo tài chính quý I của Vietnam Airlines không nêu chi tiết các chủ nợ.

Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2020, Vietcombank là chủ nợ lớn nhất của Vietnam Airlines với khoảng 2.700 tỷ đồng ngắn hạn và 4.800 tỷ đồng dài hạn.

Tiếp đó, ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV là chủ nợ lớn thứ hai với khoảng 1.100 tỷ ngắn hạn và 1.500 tỷ dài hạn.

Vietnam Airlines có nguy cơ phá sản

Vietnam Airlines có nguy cơ phá sản

Các khoản cho vay ngắn hạn của ngân hàng không có tài sản đảm bảo.

Tính đến ngày 31/12/2020, Vietnam Airlines đang nợ ngân hàng ngắn hạn và dài hạn tổng số tiền 15.789 tỷ đồng, nợ thuê tài chính dài hạn 18.260 tỷ.

Các chủ nợ thuê tài chính lớn nhất của Tổng công ty này là Tập đoàn ING  với hơn 8.100 tỷ, ngân hàng Citibank  với gần 5.800 tỷ, các ngân hàng MUFG  với gần 1.700 tỷ, JP Morgan Chase gần 1.300 tỷ, HSBC gần 1.200 tỷ, Credit Agricole 225 tỷ và Công ty TNHH Viettel-CHT 2,6 tỷ.

Tại ngày cuối quý I năm nay, tổng vay ngân hàng và nợ thuê tài chính của Vietnam Airlines là hơn 34.300 tỷ.

Với tình hình hiện tại của Vietnam Airlines, Bộ KH & ĐT cho biết số nợ quá hạn của Tổng công ty này tính đến tháng 6/2021 đã lên tới 6.240 tỷ đồng. Tại ngày 31/12/2020, số nợ quá hạn là 6.640 tỷ, chưa kể các khoản đã được giãn thời hạn trả.

Bộ KH & ĐT nhận định Tổng công ty này "đang rơi vào trạng thái cực kỳ khó khăn, bên bờ vực phá sản".

Cổ đông lớn nhất của Vietnam Airlines hiện nay là Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp với tỷ lệ sở hữu 86,2%. Nhà nước đã ban hành các chính sách đặc thù để giải cứu cho Tổng công ty hàng không này.

Các tổ chức tín dụng sẽ được Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn tối đa 4.000 tỷ đồng với lãi suất tái cấp vốn 0% nếu cho Vietnam Airlines vay với lãi suất ưu đãi. Bên cạnh đó, Vietnam Airlines còn được Quốc hội cho phép phát hành cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn thêm 8.000 tỷ đồng mà không cần phải thỏa mãn yêu cầu làm ăn có lãi trong năm trước năm chào bán như quy định trong Luật Chứng khoán 2019.

Ronaldo gạt tay một cái, Coca-Cola “bay màu” 4 tỷ USD: Sẽ có màn đáp trả thâm sâu?

Hành động bỏ hai chai Coca-Cola thay bằng nước lọc được coi là hành động có chủ đích của CR7. Với vị thế ông lớn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuyến Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế "kháng sốc" COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN