"Bầu" Hiển tiếp tục giữ chức Chủ tịch HĐQT SHB

HĐQT SHB đã thống nhất, quyết nghị bầu ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2017-2022 tiếp tục giữ chức Chủ tịch HĐQT SHB nhiệm kỳ 2022-2027.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên lần thứ 30. Sau Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022, Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đã họp phiên đầu tiên để bầu chức danh và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Theo đó, ông Đỗ Quang Hiển tiếp tục giữ chức Chủ tịch SHB thêm 5 năm.

Ông Đỗ Quang Hiển,  tiếp tục giữ chức Chủ tịch HĐQT SHB nhiệm kỳ 2022-2027

Ông Đỗ Quang Hiển,  tiếp tục giữ chức Chủ tịch HĐQT SHB nhiệm kỳ 2022-2027

Ông Đỗ Quang Hiển, sinh năm 1962, giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị tại SHB từ năm 2008 đến nay. Ngoài SHB, ông còn là người đứng đầu của Tập đoàn T&T và nhiều công ty thành viên khác.

Như vậy, với việc tiếp tục giữ chức Chủ tịch SHB, ông Hiển sẽ không giữ chức vụ Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn T&T theo Khoản 4, Điều 34, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 được sửa đổi, bổ sung năm 2017, có hiệu lực từ ngày 15/1/2018.

Ngoài việc bầu vị trí Chủ tịch nhiệm kỳ mới, tại phiên họp này, Hội đồng quản trị SHB cũng thống nhất chức danh đối với các thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới.

Trong đó, ông Võ Đức Tiến giữ Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị; ông Thái Quốc Minh làm thành viên Hội đồng Quản trị; ông Nguyễn Văn Lê làm thành viên Hội đồng quản trị; ông Đỗ Quang Vinh làm thành viên Hội đồng Quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc; ông Đỗ Văn Sinh làm thành viên Hội đồng quản trị độc lập.

Bên cạnh đó, Ban Kiểm soát SHB đã thống nhất cơ cấu, chức danh Ban Kiểm soát chuyên trách SHB nhiệm kỳ 2022 – 2027. Trong đó, ông Phạm Hòa Bình, Trưởng Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2017 - 2022 tiếp tục được Ban Kiểm soát nhiệm kỳ mới bầu giữ chức Trưởng Ban Kiểm soát. Bà Lê Thanh Cẩm và ông Vũ Xuân Thủy Sơn là thành viên chuyên trách Ban Kiểm soát.

Năm nay, SHB đã trình và được cổ đông thông qua mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 87%, lên tối thiểu 11.686 tỷ đồng.

Theo ông Đỗ Quang Hiển, ông và SHB chưa bao giờ đưa ra con số kế hoạch trước, mà thường lên giải pháp, nguyên lý, cơ sở tổ chức thực hiện trước. Chưa kể, ông cho rằng ngân hàng có nhiều thế mạnh mà "trước đây chưa khai thác hết". SHB hiện đã có các doanh nghiệp tư vấn lớn đồng hành như BCG, IFC, IBM. Cùng với đó, ngân hàng đã có sáng kiến chiến lược, phát huy tệp khách hàng, chuỗi cung ứng với dư địa đang có.

Về kết quả kinh doanh, kết thúc quý 1/2022, mặc dù vướng vào dịch Tết Nguyên đán nhưng lợi nhuận của SHB vẫn 3.226 tỷ đồng, tương đương hoàn thành khoảng 30% kế hoạch năm.

Vì vậy, ban lãnh đạo SHB tin tưởng sẽ hoàn thành và vượt kế hoạch năm 2022 đề ra là 11.686 tỷ đồng, đặc biệt khi ngân hàng đã thu hồi nợ và trích lập dự phòng để tất toán toàn bộ trái phiếu VAMC và Vinashin trước thời hạn (dự kiến số tiền trích lập dự phòng rủi ro năm 2022 sẽ giảm khoảng 3.000 tỷ đồng so với năm 2021).

Thị trường “khủng hoảng”, hàng nghìn tỷ của tỷ phú Hòa Phát bị thổi bay

Kết thúc phiên giao dịch đầy khủng hoảng, tài sản của ông Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát, đã bốc hơi 3.557 tỷ đồng khi HPG giảm sàn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Tin tức doanh nghiệp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN